THẾ MẠNH TƯ DUY VÀ HIỂU ĐÚNG VỚI STRESS  

 Bản thân chúng ta hằng ngày ai cũng đều đối mặt với những thử thách trong công việc và cả trong cuộc sống. Nhưng nhờ có như vậy, mình mới đạt được những điều có ý nghĩa với bản thân và tiếp tục bước tiếp trên hành trình phát triển của chính mình đúng không ?

Các phương tiện truyền thông và phần đông mạng xã hội luôn đưa ra thông điệp chung, rằng stress tác động xấu như thế nào , rằng phải phòng chống và bằng mọi cách giải thoát khỏi nó. Nhưng nhìn nhận stress với một tâm thế như vậy liệu có giúp ích gì cho bản thân nếu stress vốn là một phần tất yếu trong cuộc sống này? Việc tiếp cận với một tâm thế Mindset phù hợp có thể không chỉ giúp mình làm chủ và kiểm soát tốt hơn, mà còn tối ưu khai thác nó một cách hiệu quả cho chính bản thân.

Tư duy Mindset có liên quan gì với Placebo và có ảnh hưởng như thế nào đến điều trị ?

Điều gì giúp cho những chuyên gia thần y bán hàng trên mạng xã hội vẫn tồn tại và sống được ? Bạn dễ dàng nhận ra “Họ” trên mạng – thường dùng thuật ngữ đao to búa lớn, vẽ ra những công dụng chữa trị,  đánh đúng vào tâm lý lo âu người bệnh. Họ đưa ra nhiều quảng cáo rất “trời ơi” thiếu cơ sở khoa học nhưng vẫn được nhiều người tin dùng và truyền tụng chữa đủ bệnh dù đó chỉ là những thực phẩm chức năng hay chất trơ hoàn toàn không có tính dược lý.

Đó chính là nhờ tư duy niềm tin vào chính nó , điều khiến cho những “thuốc vờ” Placebo tạo nên gần 15-72% kết quả tương tự so với tác dụng thuốc có tính dược lý ( Drug Effect ). Tất cả đều do một sự “tự phản ứng” của chính cơ thể chứ không phải do thứ mình dùng hoặc uống.

Chúng ta thường quên rằng tổng tác dụng/ kết quả của một phương pháp điều trị ( Treatment effect) của thuốc hay bất kể hành vi nào , là sự kết hợp của các đặc tính hóa học dược lý của loại thuốc đó (Drug effect),  cộng với tác dụng tư duy niềm tin.

Đó chính là điều mà giáo sư  Alia crum khoa tâm lý học Havard nhắc đến trong một nghiên cứu về tác động tư duy khi sử dụng thuốc giải mẫn dị ứng.

Trong nghiên cứu, cả hai nhóm đều được điều trị với thuốc. Chỉ riêng một nhóm luôn được thường xuyên nhắc nhớ rằng, phương pháp điều trị đang có hiệu quả và cơ thể của họ đang trở nên khỏe mạnh hơn. Điều mà nghiên cứu phát hiện là , nhóm Tư duy tích cực với liệu trình cho thấy ít lo lắng hơn , ít triệu chứng dị ứng và cho kết quả điều trị tốt hơn so với nhóm còn lại. [1]

Nếu uống thuốc thì tác dụng nó một phần lên cơ thể đã đành. Hiệu quả tác dụng nhiều hay ít lại phụ thuộc vào Mindset tư duy của chính bệnh nhân đó với thuốc.Một khi tin vào liệu pháp , vùng não tác động định hướng cơ chế sinh lý trong cơ thể và tạo nên điều kiện tối ưu giúp thích ứng với niềm tin đó.

Tư duy không phù hợp về Stress gây ra những bất lợi gì ?

Khi mình có một tư duy dán nhãn rằng Stress là xấu và gây ảnh hưởng không tốt , bản thân khi đó sẽ tự tìm mọi cách né tránh và tự tạo thêm áp lực khi gặp phải căng thẳng.

Với một số người , họ sẽ thêm căng thẳng khi đang cảm thấy mình stress và vô tình khiến tình trạng xấu thêm.

Họ có thể tìm mọi cách để gạt bỏ hay né trách nó với những hành vi thoát ly. Đó có thể trải dài từ tự giam mình trong vùng an toàn , cho đến tìm mọi cách né tránh bằng hành vi thoái thác .Chẳng hạn như bạn có thể lạc hàng tiếng đồng hồ xem video trên Youtube ,lướt tiktok ,insta reddit và làm chục điều khác trước khi muốn ngồi vào bàn để viết một email hay soạn bài trình cho sếp ngày mai. Hay có thể là tìm đến rượu bia, chất kích thích và viện cớ rằng để giải tỏa thay vì trực tiếp từng bước hướng tới mục tiêu và hoàn tất nó. Bản thân chỉ chạy trốn được chốc lát thôi nhưng vấn đề vẫn còn nằm y nguyên ở đó.

Nhưng chạy trốn khỏi stress cũng chính là chạy trốn khỏi điều mà chúng ta thật sự quan tâm. Nghĩ mà xem , nếu việc mình làm không có ý nghĩa gì với chính bản thân thì việc gì mình phải stress ? Nếu đó không phải là đứa con của bạn thì việc gì bạn phải stress khi nó gặp những vướng mắc khó khăn trong trường lớp.  Stress giúp mình hiểu rõ hơn điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống này, vậy tại sao phải chạy trốn hoặc tìm cách né thoát nó?

Nếu stress là tất yếu để chính bản thân phát triển vậy thay vì đối phó với nó, làm cách nào để tận dụng biến nó thành lợi thế cho mình? Làm cách nào khiến nó có ích thay vì để nó ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất ?

Tiếp nhận tư duy phù hợp quan trọng như thế nào ?

Cũng trong một nghiên cứu, với đối tượng lần này là những nữ nhân viên làm việc dọn dẹp trong một khách sạn. Công việc hằng của những người phụ nữ này là đẩy xe lau dọn đến từng phòng, thay drap giường, khăn, leo cầu thang dọn dẹp ,v..v, lao động chân tay cả ngày.

Điều ngạc nhiên là, trong khảo sát ban đầu, chính nhóm những phụ nữ đó đánh giá họ rất ít có thói quen tập thể dục. Một phần ba trong số họ thậm chí thừa nhận không tập thể dục. Những nữ lau công giữ tư duy rằng công việc họ làm hằng ngày, dù rất năng động và tiêu nhiều kcal , vẫn đơn thuần là công việc và không có ích lợi gì với sức khỏe.

Nghiên cứu được diễn ra tiếp tục , chia ngẫu nhiên làm hai nhóm.

 Một nhóm được hướng dẫn và cho biết rằng công việc họ đang làm mang lại lợi ích tương tự như tập thể dục và đáp ứng đủ theo guideline sức khỏe. Nhóm đối tượng này được tiếp tục theo dõi trong suốt một khoảng thời gian sau đó , với tính chất công việc , hoạt động thể chất và chế độ ăn vẫn diễn ra bình thường như trước không thay đổi.  Sau 4 tuần, nhóm đối tượng được nhắc về lợi ích sức khỏe trong chính công việc họ làm, kết quả cho thấy giảm BMI , cải thiện lượng mỡ trong máu , huyết áp tâm thu giảm rõ rệt hơn hẳn so với nhóm không được cung cấp thông tin tương tự. Điều khác biệt duy nhất chỉ là một nhóm tiếp nhận tư duy tin vào những lợi ích sức khỏe mà công việc họ làm hằng ngày mang lại.

Một khi được nhắc bản thân nhìn ra mặt tốt và có tư duy hữu ích với một hành vi, nó sẽ giúp đem lại kết quả vô cùng tích cực.

Tư duy quyết định đến kết quả theo sau đó. Nếu xem stress  như là thử thách để vượt qua hơn là một cái gì tiêu cực , phản ứng sinh lý não và cả cơ thể sẽ đáp ứng thích nghi tốt hơn với nó.  Stress giúp ta dồn năng lượng vào những gì thật sự đáng quan tâm, tăng tập trung  ,tăng tốc độ xử lý thông tin. Những ai chọn xem stress là cơ hội để phát triển, có thể chất & tinh thần tổng quan tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn.

Ở đây mình không bàn đến là Stress đúng hay sai, mình không khuyến khích bạn đi gây gỗ rồi tự tạo thêm stress không đáng có. Stress nếu không ý thức tắt đi mà để kéo dài cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng hồi phục. Nhưng,

Điều cốt lõi ở đây là không phải ca tụng stress, mà là tách nó ra khỏi những định kiến tiêu cực liên quan.

Từ đó  hiểu rằng , stress có thể giúp đưa đến kết quả tốt hơn.

Cách đón nhận và thay đổi tư duy về stress

Giờ bạn đã hiểu rằng, hệ quả tổng thể bao gồm lợi ích trực tiếp từ những gì bạn thực hiện ( nó có thể tắm nước lạnh, tập thể dục , đương đầu stress thử thách trong chuyên môn ..) và tư duy của bạn về hành vi đó. Chính vì thế ,tiếp cận với một tâm thế , tư duy phù hợp giúp bạn có hứng thú với những gì mình theo đuổi và quan tâm. Việc trước tiên cần làm là ,

  1. Lắng nghe và nhận biết những đáp ứng cơ thể trong stress
  2. Chào đón nó, dùng nó làm lợi thế để thúc đẩy bản thân thu về kết quả những gì mình quan tâm mong muốn.

Rằng mình trước đây có tư duy rằng stress rất xấu và kiệt quệ bản thân. Khoan bàn tốt hay xấu, liệu tư duy này có đang giúp hay đang tự cản trở phát triển chính bản thân? Liệu tư duy này có giúp mình chấp nhận stress vốn tất yếu trong cuộc sống hằng ngày và tận dụng biến nó thành lơi thế cho chính mình ?   

và cũng đặt câu hỏi tương tự, “liệu tư duy của mình  về việc tập thể dục có đang thật sự giúp mình lúc này không ?

Tư duy về chế độ ăn uống lành mạnh , về việc đi ngủ đúng giờ hiện tại liệu có đang hữu ích không ?

See it as neutral as it should be. See it as helpful as it can be to us.