SUY NGHĨ DO MÌNH TẠO RA NHƯ MÌNH VẪN TƯỞNG [P2]

1.  Vậy  Suy nghĩ từ đâu mà đến  ?

Đã bao giờ khi nằm mơ , bạn có thể đạo diễn được rõ ràng kịch bản giấc mơ sẽ diễn ra như thế nào và bạn sẽ tỉnh dậy đúng thời điểm ?  Những trải nghiệm diễn ra mình đều cho là thật và hoàn toàn không nhận biết đang mơ cho đến khi đã tỉnh dậy.

Hay trong bộ phim “ Inception” cũng đặt ra câu hỏi, rằng có phải chính suy nghĩ và ý tưởng luôn khởi phát từ chính bản thân như mình vẫn đinh ninh. Hay chính tiềm thức, tầng mà ta không ý thức kiểm soát được, tạo nên suy nghĩ, mang đến cảm xúc, vọng tưởng ?

Hẳn những ai xem bộ phim cũng biết ,bằng cách đưa một thông tin vào trong phần tiềm thức (subconsciousness ), tự từ niềm tin đó hình thành nên những ý tưởng suy nghĩ mà người đó không mảy may ngờ vực, tin rằng chính họ nghĩ ra những điều đó. Vì trong thân tâm, họ luôn một mực tin rằng chính bản thân tư duy tạo nên suy nghĩ đó nên hẳn nó phán ánh đúng họ,ha73n nó phải là sự thật.

Vậy bạn có phải là người tác tạo ra từng suy nghĩ , mỗi lúc, mọi nơi ? Hay dòng suy nghỉ chỉ đơn thuần hiện lên không theo sự chủ ý mong cầu nào?

Phần lớn những dòng suy nghĩ bản thân hình thành dựa trên tính năng tự động của bộ não, mà không chịu sự mệnh lệnh hay điều hành như ý muốn. Và đôi khi chính bản thân gặp khó khăn trong việc kiểm soát  – khi dòng suy nghĩ liên tục hiện lên còn mình đang cần lắng xuống để chìm vào giấc ngủ.

Hay điển hình có thể nêu lên là những suy nghĩ ý tưởng. Nếu quả quyết mình là chủ thể tạo ra mọi suy nghĩ , vậy vì sao nhiều người vẫn bí ý tưởng ? Những nhà văn lỗi lạc thường chia sẻ rằng, những tác phẩm hay nhất của họ đều xuất phát từ một ý tưởng cảm hứng chất chợt ập đến khi họ không ngờ tới nhất, và họ ngồi xuống viết ra không ngừng nghỉ. Nhưng họ cũng không biết những ý tưởng đó đến từ đâu hay có thể tự ra lệnh hay kiểm soát được khi nào nó xuất hiện lên. Bạn có thể thử hỏi những thi hào , những nghệ sĩ sáng tạo nội dung mà bạn biết Dẫu vậy, vẫn có suy nghĩ mà bản thân một cách cụ thể kiểm soát được có ý thức. Đó là chẳng hạn khi mình tập trung cụ thể nhớ về một ký ức nhất định, hay nhắc nhớ một kiến thức mình đã biết từ trước. Lúc này não trong trạng thái ý thức giúp mình nhớ tên để gọi người mình vừa quen, nhắc lại công thức nhân chia mình thuộc nằm lòng, nhắc lại một kinh nghiệm, gợi nhớ những chi tiết ngày hôm qua để đưa ra kế hoạch làm việc… Khi càng đặt ý thức chú tâm vào, bản thân càng dễ gợi nhớ những kiến thức và mường tượng rõ hơn thông tin đã lưu trong quá khứ. Vậy còn những ý niệm, những dòng suy nghĩ quan điểm đánh giá phán xét – người khác và cả bản thân, những độc-thoại-nội-tâm, những ý nghĩ tương tư , những hình dung mong cầu, những dự định, tạp niệm …?

Từ đây đến cuối ngày, khi bất chợt nhận ra bạn đang vô tình lạc vào trong một dòng suy nghĩ – dừng lại, rồi hãy thử chú tâm để ý, quan sát nó, bạn nhận ra điều gì ?

Có phải những dòng suy nghĩ đó dần tự tháo gỡ ra ,..rồi tự lặng đâu mất tăm ?

Nếu bạn vẫn cho rằng chính mình nghĩ ra nó, vậy vì sao khi càng chú tâm dõi theo, khi càng lắng lại nhìn kỹ , thì nó lại càng phai nhạt và lại càng biến dần đi ?

Khi ý thức mình được bật lên, lưu tâm đến, thì chính những dòng suy nghĩ tạp niệm đó lại mất đi lực hút tác động vốn cuốn mình theo vào ban đầu. Rồi những hình ảnh, ngôn từ trong dòng suy nghĩ đó bỗng mờ dần rồi lặng mất. Không giống như khi ý thức nhớ lại một bài học hay kinh nghiệm vì càng chú tâm, những kiến thức đó sẽ được nhớ lại một cách sinh động. Phần lớn dòng suy nghĩ có xuất phát điểm từ vùng tiềm thức. Nó có yếu tố tác động lên quá trình tư duy và ra quyết định của bản thân. Và vì từ tiềm thức nên nó có thể tự động trồi lên theo ý muốn và ngẫu nhiên. Những thông tin tiếp nhận trong quá khứ, định kiến hay lăng kính, cảm xúc tồn đọng, niềm tin cốt lõi đều là tiền đề từ trước hình thành nên những dòng suy nghĩ đó.

Bạn có thể phản biện rằng mình vẫn là chủ thể đưa ra quyết định mỗi ngày mà? vẫn chọn sẽ ăn món gì, chọn sẽ rẽ vào quán nào, chọn mình xem mở tab xem nội dung gì..Nhưng mình thường ít nghĩ đến điều gì khiến mình chỉ hình dung đến những lựa chọn, để bạn dựa trên đó mà đưa quyết định? Khi mà bạn có thể thích nhiều món xuyên suốt, nhưng chỉ đúng một vài món hiện lên để chọn đúng vào thời điểm này ngay bây giờ. Có thể bạn chỉ nhớ những món đúng lúc đó. Vậy điều gì mớm cho bạn cảm xúc để nhớ ra món đó ? có phải tiềm thức ?  hay bạn tự quyết định được mình sẽ “thèm” đúng món này ngay bây giờ ?

Dòng suy nghĩ và độc thoại nội tâm là một điều hết sức bình thường và là trải nghiệm rất con người. Nhờ nó mình mới suy ngẫm, tìm cách lý giải cho hành vi bản thân, diễn tập tình huống trong đầu…Con người có được tinh hoa tiến bộ văn minh như ngày nay, từ Iphone, AI, bảng chữ cái, phương tiện giao thông , nghệ thuật … cho đến điện, hệ thống nước chảy vào trong nhà mình, nhiệt để nấu ăn. Tất cả, là nhờ tư duy và sáng tạo, là nhờ suy nghĩ chứ.

Nhưng chính thói quen đánh đồng những suy nghĩ với mình , là do mình tạo nên, vô tình tạo nên cảm giác sai lầm rằng những gì nảy lên trong tâm trí luôn là sự thật

2. Vậy điều gì khiến bản thân luôn tự mặc định mình đang tạo ra suy nghĩ, đồng nhất mình với suy nghĩ ?

Mình thấy chán, mình thấy bực, thấy nản , mình lúc nào cũng rầu.. sao mình không thể… , mình thật là….. Bạn nhận ra điểm chung ở những huyên thuyên độc-thoại-nội-tâm diễn ra trong đầu mình là gì ?  

Luôn có một chủ thể , luôn bắt đầu với “ta” đang hiện hữu, một cái “ta” sáng tạo chế tác, một cái “ta” hình thành để trải nghiệm, để kiểm soát, để đưa ra giải pháp sinh tồn. Bản chất những suy nghĩ dễ đánh lừa bản thân rằng ,có một cái bản ngã “ta“ tạo ra nó, sở hữu nó.

Khi vào nhìn rõ , bản thân não bộ chỉ là tập hợp mạng lưới tế bào neuron gồm những sợi dây nhỏ dẫn truyền tín hiệu từ vùng này sang vùng kia trong. Vậy làm thế nào hoạt động điện não dẫn truyền qua lại có thể tạo ra trải nghiệm chủ quan ? Làm thế nào mà hoạt động điện trong não qua mớ dây bên trong hộp sọ của bạn lại tạo ra  cái cảm giác rằng có một bản ngã đằng sau đầu, kiểm soát tất cả ? Để rồi đưa ra những phán xét ,những đánh giá mang tính sở hữu.

Hẳn bạn cũng biết mỗi vùng não khác nhau được chuyên biệt hóa chịu trách nhiệm cho các chức năng khác nhau. Sẽ có vùng tiếp nhận & xử lý hình ảnh, vùng xử lý âm thanh, vùng cảm xúc, suy nghĩ, vùng thùy não trước lập kế hoạch & phân tích, mong muốn…  Nếu để ý, nó đơn thuần là những mạng lưới các tế bào neuron tương tác –  truyền tín hiệu qua lại và tất cả các diễn ra song song trên các mạng chuyên biệt trong não.

Bản chất nhận thức (Consciousness) tương tự như một khoảng không rộng mở, nơi mà khi có tín hiệu âm thanh – vùng não xử lý sáng hiện lên – khiến ta nhận thức được âm thanh. Khi neuron tương tác vùng suy nghĩ sáng hiện lên – khiến ta nhận thức dòng suy nghĩ. Và cứ thế những trải nghiệm giác quan, suy nghĩ & cảm xúc hiện lên trên vùng nhận thức đó..

Một khi đặt chú tâm vào những gì đang diễn ra trong thực tại – hay trong ngôn ngữ thiền là chánh niệm – thì vùng ánh sáng nhận thức ghi nhận những suy nghĩ, cảm xúc, giác quan một cách rõ ràng chân thực mà không mang tính chủ quan vào đó.

Nhưng  vấn đề ở đây là, khi một sự kiện xảy đến, hoặc một hiện tượng diễn ra xoay quanh, tâm trí mình sẽ tìm cách diễn giải, thuật lại bằng một câu chuyện, thanh minh hành động của bản thân.. Bằng cách tạo ra một nhân vật chính, một “Ego“ chủ thể, tạo cái cảm giác rằng mình đang tác tạo ra những dòng suy nghĩ. Vì con người thích cảm giác an toàn khi mọi thứ trong tầm kiểm soát, thích sự làm chủ những gì đang diễn ra và sẽ diễn ra.

Rất nhiều những thí nghiệm khoa học thần kinh dẫn chứng chỉ ra rằng : các quyết định và hành động của con người chúng ta thường được bắt đầu một cách vô thức, để rồi khi nhận thức theo sau, ta tìm cách kể lại thành câu chuyện mà ở đó có có một cái tôi chủ động kiểm soát – hơn là nhìn nhận sự vật một cách khách quan.

Nó là cách chọn-lọc-tự-nhiên thuyết phục bản thân rằng có một chủ thể hiểu chuyện, có một chủ thể biết phải làm gì. Nếu có gì không hay xảy đến thì tâm trí tìm sẽ cách kể câu chuyện rằng mình là nạn nhân và đổ lỗi cho may rủi, cho người khác nhằm bảo vệ bản ngã. Như một cách tự quảng cáo rằng “chủ thể“ này có tư duy lý trí đúng mực, biết và nắm toàn quyền kiểm soát, làm chủ và tạo ra những suy nghĩ mọi lúc. Chọn-lọc-tự-nhiên khiến bản thân tin rằng có một CEO tác tạo ra những suy nghĩ , là một cá thể hiểu rõ những gì mình nghĩ và làm, độc đáo khác với phần còn lại. Từ đó lại càng củng cố sâu thêm cho hình tượng bản ngã của chủ thể đó.

Có tuyên truyền và marketing như vậy mới khiến cá thể trong  quần thể đó gây được ấn tượng đây là cá thể duy nhất, đặc biệt, từ đó tăng khả năng xác suất truyền lại gene tiếp cho thế hệ sau.

— Nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc, khiến cho hầu hết mọi người cảm thấy họ là người nghĩ ra những suy nghĩ của họ và do đó họ là tác giả của những suy nghĩ đó. Thông qua đó càng tin vào cái cảm giác về một “chủ thể”, để rồi đánh đồng với dòng suy nghĩ đó và cả cảm xúc mà nó mang theo. —

Ego bản ngã được hình thành vào khi bạn 2 hoặc 3 tuổi , khi ý thức về bản thân bắt đầu xuất hiện. Và trong quá trình xác định thế giới bên ngoài, việc chúng ta xây dựng nên một bản ngã, và kể lại thành câu chuyện cho bản ngã nhằm diễn giải mỗi khi tương tác với thế giới xung quanh đem lại cảm giác tự tin an tâm. Dù hoàn thành chức năng được tạo ra , bản ngã càng về sau càng xây nên rào cản và đem lại phiền muộn cho mình nhiều hơn là lợi ích.

Tin vào những ý kiến của người khác ( em nên là …, anh là một người .., với những danh xưng tính từ ( ngoan, niềm tự hào, nỗi thất vọng , không xứng đáng.. khái niệm đẹp xấu tốt dở ,năng khiếu bất tài… – chấp nhận những chuẩn mực đề ra ( phải …, nên…) , tiếp thu những quan điểm, hành vì thái độ từ đồng trang lứa, từ anh chị em ,từ những người xung quanh…cũng cố vào trong vô thức. Tất cả tạo nên một phiên bản “tôi“ chịu sự ảnh hưởng chi phối từ bên ngoài. Nó khiến mình chỉ nhìn sự vật theo một chiều, cứng theo khuôn mẫu – ngược lại hoàn toàn với đa chiều uyển chuyển linh hoạt theo hoàn cảnh của bản thân trong từng thời điểm.

Cơ chế đó cũng làm mình đau khổ khi bản ngã xây dựa trên những lời bình phẩm ca tụng từ bên ngoài. Chấp bám vào khen ca tụng  cũng dễ như chấp bám vào chỉ trích chê, vào suy nghĩ tiêu cực.

Hệt như những dòng huyên thuyên nêu trong ví dụ ban đầu – đó là khi bản thân đang một cách vô thức đồng nhất với dòng suy nghĩ tạp niệm mà không mảy may nhận ra.

Nhưng đó chính là cạm bẫy! Dòng suy nghĩ không phải là mình, nó chỉ nhất thời trồi lên hiện ra trong khoảng không rộng mở của nhận thức (Consciousness), hệt như những tiếng động âm thanh , như hình ảnh mắt thu nhận được, như xúc giác khi gió thổi đến, như cảm xúc khi xuất hiện .. để rồi khi chú tâm nhìn kỹ thì nó dần phai đi.

Chừng nào vẫn còn mang bản ngã , vẫn cảm giác có một chủ thể kiểm soát bên trong nhìn ra ngoài – thay vì đơn thuần ghi nhận những gì hiện lên trên vùng nhận thức -thì chừng đó tâm trí có dịp sẽ tìm cách kể rằng chủ thể đó đang tác tạo nên suy nghĩ, đồng nhất với mọi dòng suy nghĩ cảm xúc hiện lên.

3. Bản ngã – Bản thân

Dẫu vậy ,không phải tất cả cái tôi đều là ảo tưởng mà phủ nhận hết. Vẫn có cái “Self“ danh xưng khi gọi tên trong giao tiếp xã hội, trong sơ yếu lý lịch, khi thuật lại câu chuyện như “mình đi chợ“ – vai trò người con ,người mẹ, người khách mua hàng .., điều đó không có gì sai cả.

Nếu bản thân (Self) , là tổng thể cả ý thức và vô thức chân thực của cá thể, chính là phản ánh những gì cá thể thật sự cần (yêu thương , tự do ..), những gì thật sự nằm trong khả năng mà không bị kỳ vọng từ môi trường xã hội, gia đình tác động.

Thì bản ngã (Ego) là một bộ mặt đối phó tự tạo nên ,là những gì mình cho là mình muốn trở thành từ tác động bên ngoài, là những gì mình nghĩ người khác liên tưởng mình ra sao…  Nhìn, nghĩ, nghe, cảm… tất cả được lọc qua lăng kính bộ mặt đó. Là cái cảm giác có một bản thể điều khiển thu nhận –  thay vì ghi nhận sự việc đúng chính bản chất.

Nó cũng là tông giọng thích phán xét, thích rỉ rả lên án , thích đố kỵ đem bản ngã không phản ánh bản thân chân thật ở hiện tại đi so sánh với người khác. Mình thấy mình thật là …. Mình là ai mà…. Mình vô dụng thật…, Tại sao mình lại…. mình có quyền gì mà lại….   

Bản thân (Self) có tính chất rộng và bao hàm , có thể mang nhiều danh xưng ,có thể tạo nên bản ngã & bộ mặt (Persona) qua quá trình giao tiếp tương tác xã hội , nhưng bản ngã đó không đồng nghĩa là bản thân, là mình. Cũng giống như nói một nhà khoa học thường sẽ mang danh xưng PhD, nhưng có tấm bằng PhD không đồng nghĩa với nhà khoa học.

Mô hình Dựa trên học thuyết của Carl Jung-pursuit of wonder youtube channel

Một cách mơ hồ tin vào cái cảm giác một bản ngã tạo tác nên những suy nghĩ & cảm xúc – nên nó thuộc về mình, thì bản thân đang một cách sai lầm nhận nỗi khổ vào thêm.

Lần cuối bản ngã khiến bạn bị tổn thương là khi nào?  Tâm trí dùng những ngợi khen, bình phẩm, đánh giá bên ngoài dễ dàng xây lên một Ego sẵn có, rồi cũng dễ dàng sụp khi có lời chê bai, chỉ trích được đưa ra. Chỉ bằng một câu nói, một suy diễn rằng mình bị một ai nói xấu sau lưng ,đổ lỗi , đủ làm cho bản thân “dính“ với cảm xúc uất ức, tràn ngập những ý niệm tức tối bực dọc suốt cả nhiều ngày.

Luôn định nghĩa dán nhãn mình phải là cái này, nên là cái kia , còn khi ai nói khác thì bực dọc đau đáu, dận âm ỉ mỗi khi câu nói đó hiện lên , rồi dằn vặt, rồi tự ti. Cứ thế tự làm khổ mình khi đánh đồng với những tạp niệm tiêu cực trong dòng suy nghĩ ,vì mình lầm cho rằng chính mình tạo ra suy nghĩ đó mà , chắc nó phải là mình thôi.

Ngay cả cảm xúc tích cực , khi được khen bạn cảm thấy như thế nào?rất hạnh phúc đúng không ? khi nó bồi đắp xây một hình tượng bản ngã. Nhưng đó cũng là nơi bạn cảm thấy bất an, cũng là nơi bạn không ngừng đem so sánh với bất kỳ ai đạt được thành tựu ,rồi cảm thấy khổ sở khi không bằng, để đố kỵ ganh đua đem đi so sánh những người còn lại , để chấp vào cái bản ngã đang hưng phấn kia dù nó có thể rơi xuống hố sâu của bực dọc và hậm hực chỉ bởi một câu nói, chỉ với một cử chỉ.  Cái giá mình phải trả để thỏa mãn cái “bản ngã” là không đáng với những gì nó dụ dỗ mang lại.

Cái cảm giác có một bản ngã tạo ra dòng suy nghĩ, tự đồng nhất với dòng suy nghĩ không ngớt –  là cảm giác đắm chìm và lạc trong dòng suy nghĩ mà không hề hay biết, là một cách không tỉnh táo thắp lên những cảm xúc tiêu cực mà không hề nhận ra , là khi cãi cọ hơn thua với một ai trong đầu mà người đó thì không hiện hữu có mặt tại đó. Giống như khi mơ mà không nhận ra mình mơ cho đến khi tỉnh giấc vậy – để cảm xúc tràn ngập và chi phối hoàn toàn.

Cách đây 2500 năm , đã có một người đã nhận ra sự “đánh lừa” này của chọn-lọc-tự-nhiên và từ đó truyền lại những bài học kinh nghiệm với hy vọng giảm bớt nỗi khổ trong cuộc sống. Sẽ không nói quá khi xem Gautama Buddha hay đức Phật chính là nhà tiên phong nổi loạn không để những cơ chế tiến hóa kia bịt mắt che mờ nhận thức bản thân.

Một điều mà dễ gây hiểu lầm là học thuyết vô ngã hay “ Not-Self” mà được ghi chép lại những điều đức Phật nhắn nhủ . Đó không phải là No-self  lầm phủ định mọi ý nghĩa tồn tại trong cuộc sống ! Vẫn có một Bản thân có niềm tin vào giá trị hướng về và khát khao sống với nó chứ, vẫn có đó một người tham gia vào trong hoạt động xã hội , vào cuộc sống hằng ngày, vào đi chợ , đi làm ,đi gặp mặt họp hành v..v  mong phát huy hết tiềm năng mình có thể và sống cuộc sống trọn vẹn nhất với bản thân. Not-self ở đây là khuyên mình nhìn nhận xem , có thật sự có một “Ego “ hay cái tôi nào không ? để rồi đồng nhất những  điều sai lệch , huyên thuyên phán xét tiêu cực vô lý lên Bản thân (Self ) 

Xét cho cùng , bản ngã chỉ đơn giản là một cơ chế tâm trí tạm hình thành trong giai đoạn tìm hiểu, va chạm với bên ngoài. Sự thật tâm thức bản thân mình vốn dĩ luôn thuần khiết , hệt như khi là đứa trẻ lúc nhỏ vậy. Ở đó mọi trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc, xúc giác ,… tất cả trực tiếp hiện dưới ánh sáng vùng nhận thức ,không qua một lăng kính ego nào cả , không bị tạp niệm nào che mờ ảnh hưởng tiềm thức.

4. Nhìn nhận suy nghĩ thế nào để trung thực và khách quan hơn ?

Trừ những khi mình ý thức nhớ hay tập trung tư duy ,phần lớn thời gian còn lại của ngày là những dòng suy nghĩ tự động hiện lên. Đi kèm cùng với suy nghĩ thường là cảm xúc. Cảm xúc càng mạnh bao nhiêu thì càng hút bản thân đồng nhất với suy nghĩ bấy nhiêu.

Bản thân mình cũng đã trải qua những điều tương tự , bị cuốn vào dòng cảm xúc của suy nghĩ và cho rằng nó là đúng mà không hề nhận biết. Cuốn vào những cảm xúc sân , ganh tỵ với những suy nghĩ so sánh vô lý , cuốn vào những cảm xúc thất vọng vì những suy nghĩ kỳ vọng phi lý, cuốn những cảm xúc lo âu khi tin vào những suy nghĩ phán xét bản thân vô cớ .

Trở ngại duy nhất của tâm trí là thói quen tiếp tục đồng nhất chính mình với những suy nghĩ khi nó hiện ra. Mục đích chính ở đây, không phải là đè nén, phủ nhận loại hết tất cả suy nghĩ – mà là luyện tập nâng cao ý thức không lập tức đồng nhất , không lập tức dính vào mỗi khi dòng suy nghĩ và cảm xúc xuất hiện.

– Học cách biết tách biệt với suy nghĩ , xem nó là một cá thể riêng ,Bước đầu cần thiết khi mình ý thức được rằng có dòng suy nghĩ đang hiện lên kéo theo cảm xúc .Nhưng bước tiếp theo vô cùng quan trọng , đó là phân tách rạch ròi , quan sát nó như ở ngôi thứ ba, không đồng nhất cảm xúc suy nghĩ lúc này là “mình” —

Hiểu rằng suy nghĩ là một chuỗi tín hiệu neuron truyền đi thoáng qua là nhất thời trong tâm thức, để không vướng mắc chúng vào bản thân. Khi cảm xúc và dòng suy nghĩ hiện lên thì đủ năng lực nhận thức được ,tách bạch ra và cho nó khoảng không để không bị cuốn theo lạc trong suy nghĩ , trong tạp niệm.

Phân tách nhìn dưới góc ngôi thứ ba để nó không chiếm lấy mình, tự khắc nó sẽ vơi đi lực ảnh hưởng lên mình. Rồi nhìn nhận nó , chất vấn nó , gọi tên nó lại càng hay, ngẫm xem điều gì tạo nên cảm xúc này? Có thật là như vậy không ?

Cái cảm giác suy nghĩ không phải của mình có thể khiến nhiều người cảm thấy chưa quen và trống không. Nhưng thực sự nó giải phóng tâm trí và đem lại sự thanh thản vô cùng lớn. Điều đó đủ làm yếu đi những tác động từ phán xét huyên thuyên và cả cảm xúc theo sau nó, giúp bản thân không bị cảm xúc và suy nghĩ nắm thóp và lôi kéo như trước. Buồn bã, lo lắng, tức giận và những cảm xúc tiêu cực khác không định nghĩa bạn – những cảm xúc đó chỉ đơn giản hiện lên dưới ánh sáng nhận thức và bản thân trải nghiệm chúng tạm thời. Nếu trước là “mình buồn” thì giờ đây là “ cảm thấy nỗi buồn hiện lên” . Cảm xúc khi đó chỉ là gợn sóng trên mặt hồ nhận thức, rồi chóng tan biến , không còn đá tảng như trước. Từ đó củng cố mang một tâm thế linh hoạt, bền bỉ, giúp hướng mình đến cuộc sống lành mạnh và tỉnh thức hơn.

Khi chúng bớt bám vào cái tôi chủ thể, mất đi bản chất nhị nguyên “tôi” đối với thế giới xung quanh, mà thay vào đó ghi nhận đơn giản những trải nghiệm, những suy nghĩ, những cảm xúc hiện lên dưới ánh sáng nhận thức –  thì lúc đó –  chúng ta thấy sự vật như chúng phải là , nhận chân những trải nghiệm một cách trung thực nhất.

Thử nghĩ xem! nếu chính bản thân mình đổi thay từng giây, cả tâm trạng và thể chất. Qua mỗi giây, gần 3-4 triệu tế bào từ hồng cầu cho đến hệ sinh thái vi sinh trong ruột  được thay thế, khi sau một đêm ngủ dậy cả hệ thống thần kinh qua quá trình neuroplasticity tái thiết khiến bản thân khác với ngày hôm qua. Thì cớ sao mình lại chăm chăm vào một mặt nạ, phán xét một cách không đúng đắn phiên bản chưa được cập nhật của bản thân ?

Mình thấy mình thật là …. Mình là ai mà…. Mình vô dụng thật… , Tại sao mình lại…. mình có quyền gì mà lại….   

Khi không còn bám chấp vào một cái bản ngã cố định, bản thân cũng tự khắc ngừng dựa vào cái bản ngã quá khứ mà đánh giá phán xét , mà so sánh đố kỵ – Cá thể lúc này không còn bị kẹt trong những vọng tưởng kỳ vọng ,mà có thể đắm mình vào trong hiện tại – biết rằng bản thân là những gì mà ý thức ghi nhận tại từng thời điểm ngay lúc này.

Điều đó góp phần tắt bớt âm lượng những giọng huyên thuyên đánh giá bản thân đi. Những cảm xúc tiêu cực khó bám vào bản thân lâu hơn dù cho mình muốn.

Phạm một sai lầm, một cử chỉ hành động đi ngược lại những gì bản thân đặt ra… không biến những gì bạn đang nỗ lực hướng đến là vô nghĩa! vô tình lướt youtube insta hàng giờ hay ăn vặt một lần không có nghĩa là bạn không thể trở nên nhận thức và ăn uống điều độ hơn !  Từng ngờ vực phản bội bản thân hay từng cảm thấy mình tự ti không xứng với thành công này ? ừ, có thể bạn từng vậy.  Sao bạn phải tiếp tục là phiên bản đó ?  

Nên lần tới , khi bạn nhận ra mình đang lạc trong dòng suy nghĩ huyên thuyên , thử đặt sự chú tâm vào , để nó trồi lêndưới ánh sáng vùng nhận thức , rồi một cách thư thái phân tách ra và quan sát nó từ phía mình – thay vì nhận vơ không tỉnh táo chất vấn như lúc trước.

” Be attentive, for in the stillness of awareness, lies the gateway to a life of purpose and enlightenment “

VÌ SAO KHÔNG NÊN DỄ TIN VÀO SUY NGHĨ BẢN THÂN [P1]

1. Suy nghĩ liệu có phải do chính mình nghĩ ra ?

Hãy cùng làm một thí nghiệm nho nhỏ trước khi đọc tiếp,

 Thử ngồi xuống ghế và dành ra 60 giây không để dòng suy nghĩ lang man làm bản thân xao nhãng –  Bạn có thể đặt sự tập trung bất kì thứ gì ,có thể vào dòng chữ bạn đang đọc lúc này , vào hơi thở hay vào cảm giác đang tựa vào ghế đây .

Thử xem.


Bạn nhận ra điều gì ?

Nó có giống cảm giác sau khi tắt đèn nằm xuống chuẩn bị chợp mắt ngủ ? Khi bỗng nhiên hàng loạt suy nghĩ về việc vừa trải qua trong ngày bỗng hiện lên ?  Trải nghiệm khó xử bỗng ùa về ?

: Hôm nay còn phải giải quyết những gì ?Làm sao chuẩn bị gì để xử lý nó đây ? hôm nay nên đặt đồ ăn hay xử lý hết đồ trong tủ lạnh ? Sao hết 60s mà báo thức chưa đổ ?….

Bạn có đang chủ động tạo ra từng suy nghĩ hay quyết định được nội dung của nó không ? Hay chính những suy nghĩ tự động xuất hiện ?Không biết từ đâu trồi lên, chủ đề chịu ảnh hưởng bởi vô số yếu tố như : những vướng mắc còn dang dở, cảm xúc ngay hiện tại , tác động từ bên ngoài, những gì vừa mới đọc…. rồi tự phát sinh , nhảy từ chủ đề này sang kế hoạch nọ , đến rồi đi , không chịu sự kiểm soát từ ý thức ?

Thí nghiệm này là một ví dụ nêu bật ý tưởng rằng những suy nghĩ có thể nảy sinh một cách không chủ ý, không phụ thuộc vào sự kiểm soát có ý thức của mình.

Nó thách thức quan điểm mà trước giờ bản thân vẫn mặc định tin : rằng chính bản chúng ta là người sáng tạo, là tác giả của những suy nghĩ này, để rồi từ đó tạo ra một cảm giác sai lầm rằng  những suy nghĩ là ta , là phản ánh đúng ta.

Vậy điều gì khiến suy nghĩ ùa về ?

Với kỹ thuật hình ảnh fMRI , mà khoa học thần kinh phát hiện ra mạng lưới vùng đặc biệt liên kết với nhau, là Default Mode Network ( DMN ). Ngay khi bản thân chuyển sang trạng thái ngồi yên một chỗ và không làm cả , não bộ không phải chú tâm vào bất kỳ hoạt động nào, thì vùng DMN lập tức sáng lên hoạt động, kích hoạt neuro tương tác tạo nên những dòng suy nghĩ. Và cứ thế một lúc nào ta lang thang và chìm trong dòng suy nghĩ đó lúc nào không hay.

Bất cứ khi nào bản thân không phải chú tâm vào điều gì cụ thể , não sẽ tự động quay lại chế độ tự động này.

Nó lý giải vì sao khi ngồi yên, khi bạn thử chú tâm quan sát sẽ nhận thấy , mình không thực sự chọn điều sẽ xuất hiện tiếp theo trong tâm trí , bất kể là suy nghĩ gì. Bạn không thể biết được những suy nghĩ nào sẽ xuất hiện cho đến khi chúng thực sự xuất hiện. Nó chỉ đơn thuần là từ vùng vô thức, trồi lên chốc lát thoáng qua rồi lại tự lặn xuống , nhường chỗ cho một dòng suy nghĩ mới hiện lên. Ngay cả khi trạng thái “ không chú tâm” gì cả , DMN tiêu tốn năng lượng không khác gì khi não được vận dụng giải một bài toán hóc búa.

Khi tìm hiểu sâu thêm , khoa học còn nhận ra ra vùng DMN hoạt hóa mạnh ở những người trong giai đoạn rối loạn trầm cảm – Trầm ngâm, nhai đi nhai lại những suy nghĩ tiêu cực , suy ngẫm diễn giải quá mức, đều liên quan khi vùng DMN sáng lên.

Khi những “độc thoại tiêu cực ” hiện lên.

Khi tự gán bản thân với dòng suy nghĩ và tự đồng nhất với với nó, đồng nhất với những tạp niệm tiêu cực có thể vô lý ngay từ đầu, mình đang tự gán cho bản thân một nhận thức không phù hợp và cứng ngắc, tự cản trở khả năng thích ứng phát triển, tự dễ phán xét nghi ngờ chính mình ,tự so sánh để rồi bất hạnh, khổ sở.

Tư duy suy nghĩ  và sáng tạo là thứ  làm nền văn minh con người chúng ta.

Nhưng chính thói quen đồng nhất hóa bản thân với dòng suy nghĩ , gán dòng suy nghĩ đó là mình vì đinh ninh rằng mình tạo ra suy nghĩ đó  – không có một phản biện phân tích xem ngay từ đầu nó có hợp lý không –  là nguồn gốc chính của sự đau khổ và nhầm lẫn của con người.

2. Vì sao Suy nghĩ không đáng tin như mình vẫn nghĩ ?

Tiến hóa của nhân loại hoàn toàn dựa vào chọn-lọc-tự-nhiên, suốt 6 triệu năm tiến hóa từ vượn, đến homo sapiens , đến văn minh nhân loại ngày này.

Chọn-lọc-tự-nhiên không quan tâm loài đó có nhìn nhận thế giới xác thực hay không , có tìm được hạnh phúc bền lâu hay không ?  Để con người còn tồn tại được đến ngày nay,  chọn-lọc-tự-nhiên  chỉ tập trung dựa vào  một và chỉ một cơ chế , và  không quan tâm bất kể những vấn đề khác

“tìm mọi cách truyền gene lại cho thế hệ sau”

Tâm trí của con người được Chọn-lọc-tự-nhiên xây dựng dựa theo tiêu chí này. Nó lý giải vì sao những cảm xúc sung sướng hạnh phúc chỉ thoáng qua chứ không đọng lại lâu, vì có vậy mới thúc đẩy cá thể ăn , tham , mong cầu , thôi thúc giao phối truyền lại gene, chăm lo thế hệ sau v…v

—- Về bản chất , tâm trí mình không nhìn thế giới xung quanh một cách công tâm rõ ràng

Chọn-lọc-tự-nhiên ngay từ ban đầu định hình tâm trí con người theo một cơ chế “better safe than sorry” ,ưu tiên tối ưu hóa cho sự sống còn hơn là tính xác thực !

Luôn có thiên hướng giả định những tình huống xấu nhằm ngăn con người chấp nhận thêm rủi ro , để bảo tồn sống còn của giống loài để truyền lại gene. Nhưng nó chỉ giúp tổ tiên tồn tại ở thời nguyên thủy , cách đây hơn 200.000 năm về trước.

Nhìn thử xung quanh xem , bạn có đang sống trong xã hội săn bắn hái lượm ?

-Ref. Waitbutwhy.com –

Bộ não ta thừa kế từ thời nguyên thủy, vốn là sản phẩm chọn-lọc-tự-nhiên , không tiến hóa dành cho thời đại ngày nay. Nó không điều chỉnh phù hợp với những thay đổi cách mạng về công nghệ ,cấu trúc xã hội văn hóa diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn nếu so với những gì trước đó. Những cảm xúc và suy nghĩ trước đây giữ cho con người sinh tồn, nay khiến bản thân khổ đủ điều. Những thành kiến( Bias), những nhìn nhận không xác với thực tế , giờ đây gây hại nhiều hơn.

Giữ một thành kiến giống như đeo một lăng kính bị bóp méo , để mà những dữ liệu thực tế đi qua bị biến dạng ,xuyên tạc, phóng đại… Rồi mình lại không mảy may tiếp nhận thông tin sai lầm đó , rồi lại càng “tin” cái lăng kính lệch đang đeo kia hơn.

Chắc hẳn điều này mỗi người cũng đều có trải nghiệm cá nhân riêng ? để khi nó xảy đến thì vỡ lẽ ra , ah, nó không hề như mình tự  “suy diễn”

Não tự lọc và cung cấp chỉ những thông tin đi qua được cái “lăng kính“ thành kiến , ứng với những gì tâm trí “tin” là đúng.

Chẳng hạn như khi mình nghi ngờ bạn đời không trung thủy, thì não tự khắc chỉ nhặt đúng những thông tin bên ngoài đi qua được đúng “ lăng kính” đó , chỉ để củng cố thêm cho sự ngờ vực có trước đó. Thấy người đó ăn mặc chỉn chu đi ra ngoài thì nghi ngờ vô cớ. Thấy người đó đi chơi cùng bè bạn thì sinh ra đố kỵ. Trong khi những cử chỉ ân cần ngay trước đó hoàn toàn bị lu mờ bỏ quên, hay gán cho là muốn chuộc lỗi , vì dữ kiện thật đâu có qua vừa “lăng kính” mình đeo lên. Vì lúc đó ta gạt hết ra những thông tin tín hiệu đi ngược lại với “tư duy niềm tin” , và chỉ chọn đúng những dữ kiện mà phù hợp với xu thế nhận thức tiêu cực ngay từ ban đầu

Hay một trong những Bias điển hình phổ biến nhất là, Mind Reading. Một khi đeo lên lăng kính “mình không đủ”, thì mọi nỗ lực của mình sẽ bị tiềm thức của bản thân phủ nhận. Thấy ai khoanh tay trong khi mình thuyết trình tự suy diễn rằng họ không thích bài thuyết trình này. Khi thấy bạn mình im lặng trong buổi tối thì suy diễn họ không muốn ở cùng mình..,  một cách cảm tính cho rằng mình biết những gì người kia nghĩ , nhưng thật sự có rất nhiều khả năng nó không hề như mình suy diễn

Bạn có thể phản biện rằng mình rất “nhạy cảm” trong giao tiếp và đọc nhiều cuốn self-help chỉ cách “đọc vị” được ngôn ngữ cơ thể để đoán ra suy nghĩ cảm giác của nhừng người xung quanh. Sự thật là trong từng giây , não bộ liên tục đón nhận vô số tín hiệu thông tin, đặc biệt khi tương tác với những người xung quanh. Vùng vô thức thu gom gần như tất cả , nhưng vùng nhận thức của não chỉ có khả năng xử lý 10% đống thông tin đó. Thế là tất cả thông tin đó tự động được lọc qua dưới cái “lăng kính“ mình đang đeo, chỉ chọn đúng những thông tin tín hiệu củng cố cho “mình không đủ” và khuếch đại lên. Bỏ đi những tín hiệu nói lên điều ngược lại

Tâm trí mình khi đó sẽ hình thành nên những dòng suy nghĩ thái quá củng cố cho cái “lăng kính” lệch trục xa với thực tế kia. Những dòng suy nghĩ phi logic đó dẫn đến – cảm xúc tiêu cực kéo dài – rồi dẫn đến tạo nên những cơ chế hành vi không lành mạnh để ứng phó với cảm xúc đó.   

Nếu là tư duy” mình không đủ” thì những dòng suy nghĩ độc thoại đem lại cảm giác hụt hẫng, nghi ngờ bản thân. Khi đó thường sẽ tạo nên hành vi ứng phó là lao đầu vào công việc ngày đêm bất chấp cuộc sống gia đình và sức khỏe bản thân hiện như thế nào – chỉ với mong muốn thỏa lấp để thấy bản thân mình xứng đáng. Hoặc có thể luôn mưu cầu sự công nhận và trấn an bên ngoài , dựa vào khen chê của người khác hy vọng giảm bớt ngờ vực bản thân. Nhưng đem hạnh phúc chính mình đi đặt cược vào sự khen chê , sống dựa trên đánh giá của người ngoài, thì bạn biết nó dễ sụp thế nào rồi


Bản thân khi đánh đồng với dòng suy nghĩ , với những suy diễn , sẽ khiến mình sống lệch với những gì thực sự diễn ra, tự khiến mình tự khổ hơn.

Một phần vì tâm trí mình thường không biết phân tách rạch ròi , một cách vô thức xem những suy diễn tiêu cực “ mình không đủ ” cùng trọng lượng với những quan sát thực tế ,như “ xe này màu đen” hay “nãy trời đổ mưa” ..Từ đó lầm tưởng xem những tạp niệm đó như là sự thật.

Chính sự ngộ nhận này làm bản thân tự đeo lăng kính “ mình không đủ” ra ngoài cuộc sống

Nên hãy thử thay đổi cách mình nhìn nhận về dòng suy nghĩ. Nó không phải là cuộc sống bạn , nó không phải là bạn. Suy nghĩ chỉ đơn giản , là suy nghĩ.

Hãy đối chứng với những dữ kiện , nhận chân đúng với bản chất vấn đề . Mình cũng không nên lạc quan quá thái mà tự bịa đặt suy nghĩ, tự bịt mắt lừa dối bản thân. Không nên vội cho rằng những giả định này là đúng cũng như hấp tấp bác bỏ nó, mà dựa trên dữ kiện sẵn có chất vấn nó như một nhà khoa học. Nếu những lo lắng về rủi ro tài chính khi bạn chuẩn bị nhảy công ty có tính xác thực, nó là dữ kiện quan trọng mà bạn muốn biết để kịp vạch ra kế hoạch tiết kiệm phù hợp từ trước.

3. Thường xuyên rơi vào tình trạng trầm ngâm với suy nghĩ buồn và lo âu? ngay cả khi bản thân trong giai đoạn không quá nhiều thử thách ?

Đó cũng là cơ chế tiến hóa của chọn-lọc-tự-nhiên, khi bằng cách nghĩ về quá khứ giúp nhớ thức ăn nào ăn được , ưu tư lo trong tương lai làm cách nào chiếm cảm tình quần thể mình đang sống… – Cơ chế trầm nghâm suy tư giúp loài người dự đoán rủi ro ,nghĩ về các tương tác với các cá thể khác trong quá khứ – tương lai và làm cách nào nâng cao vị trí trong quần thể.  Vì bản thân loài người vốn dĩ là động vật xã hội, yếu tố cộng đồng tương tác giúp nhau mang một yếu tố sống còn.

Đây là năng lực tuyệt vời mà chỉ những cá thể thông minh tồn tại được và truyền đến gene cho con cháu ngày nay. Nhưng đi kèm với nó là mặt trái khiến bản thân khổ tâm, đặc biệt trong môi trường xã hội phát triển ngày nay.

Nó khiến chúng ta trở thành loài linh trưởng thông minh nhưng không hạnh phúc – vì tiến hóa không ưu tiên điều đó.

Khi tâm trí đi lang thang , nó cũng đi kèm với hàng loạt những suy đoán , độc thoại tiêu cực, vô vàn cách đánh lừa khiến bản thân không nhìn nhận sự việc đúng đắn.

Tâm trí thường đánh lừa khiến ta lầm tưởng rằng , nếu có một điều gì đó để lo , để băn khoăn thì mình sẽ luôn để ý đến nó , thì điều đó  sẽ không thể gây bất ngờ về sau . Ngay cả khi điều mà mình lo xác xuất xảy ra rất ít hay thậm chí hoàn toàn vô căn cứ ngay từ ban đầu nếu mình chịu đối diện và chất vấn nó .

  Đó chính là cách nỗi lo chi phối kiểm soát mình ! Nó lừa bản thân sẽ cảm thấy an toàn khi gồng mình lo phát ốm về bất kỳ một vấn đề mơ hồ mà ít có nguy cơ xảy ra. Và vì nó không xảy ra ra nên bản thân lại càng có lý do đánh đồng lo lắng với sự an toàn – và cứ thế không hồi kết… Nó khiến mình dồn năng lượng và tập trung vào một thứ bên ngoài khả năng kiểm soát của bản thân – Thay vì dùng nó để đổi góc nhìn bên trong và thực hiện hành vi giúp mình tiến về phía trước.

Khi mình đồng nhất với những suy nghĩ lo âu đó , mình lại tặng kèm thêm những suy nghĩ đánh giá chỉ trích chính “bản thân” theo sau,  nào là “vì sao “mình” lại nghĩ như vậy ?” “tại sao hay cứ hay lo lắng như vậy ” , và cảm giác tội lỗi cứ thế lại càng khiến mình thêm lo âu phiền muộn, cuốn vào vòng xoáy lẩn quẩn không hồi kết.

Với những người xem suy nghĩ , đơn thuần chỉ là ý tưởng – khi tạp niệm trồi lên thì họ cũng chấp nhận nó xuất hiện , nhưng đáp lại kiểu “ ờ kỳ ghê ” rồi tự phủi làm tiếp việc khác hoặc tự chất vấn nó có thật hay không.

—Chính việc không đồng nhất  giúp cho họ không đặt quá nặng những dòng suy nghĩ đánh giá nghi ngờ bản thân tiêu cực kia  , mà thay vào đó là chất vấn đánh giá lại chính những dòng suy nghĩ đó – xem nó có hợp lý từ đầu không

Suy cho cùng ,  suy nghĩ  là những gì mà tâm trí bản thân mình làm – tốt hay xấu –  bản chất chỉ là dòng suy nghĩ , chỉ đơn giản hiện lên thoáng qua, nhất thời trong tâm thức rồi biến mất

 Nhưng việc xem nó là “mình” một cách vô thức, không cho nó một khoảng không để mình có thể tự  tách bạch xem xét chất vấn nó một cách sáng suốt, thì bản thân đang tự đeo một lăng kính méo và nhìn cuộc sống lệch xa với hiện thực.   

Vài thống kê nêu ra, sẽ khoảng từ 6300 suy nghĩ mà mình ý thức được trồi lên mỗi ngày, gần 60% trong đó là những phê bình tự đánh giá bản thân và suy nghĩ hướng không tích cực [ 1 ]

Vậy bạn có đang nhìn nhận sự thật một cách như nhà khoa học, tách bạch dòng suy nghĩ và đối chứng thực tế ? hay vô thức để dòng suy nghĩ chiếm trọn , tin bất chấp và để nó dẫn dắt ? 

THẾ MẠNH TƯ DUY VÀ HIỂU ĐÚNG VỚI STRESS  

 Bản thân chúng ta hằng ngày ai cũng đều đối mặt với những thử thách trong công việc và cả trong cuộc sống. Nhưng nhờ có như vậy, mình mới đạt được những điều có ý nghĩa với bản thân và tiếp tục bước tiếp trên hành trình phát triển của chính mình đúng không ?

Các phương tiện truyền thông và phần đông mạng xã hội luôn đưa ra thông điệp chung, rằng stress tác động xấu như thế nào , rằng phải phòng chống và bằng mọi cách giải thoát khỏi nó. Nhưng nhìn nhận stress với một tâm thế như vậy liệu có giúp ích gì cho bản thân nếu stress vốn là một phần tất yếu trong cuộc sống này? Việc tiếp cận với một tâm thế Mindset phù hợp có thể không chỉ giúp mình làm chủ và kiểm soát tốt hơn, mà còn tối ưu khai thác nó một cách hiệu quả cho chính bản thân.

Tư duy Mindset có liên quan gì với Placebo và có ảnh hưởng như thế nào đến điều trị ?

Điều gì giúp cho những chuyên gia thần y bán hàng trên mạng xã hội vẫn tồn tại và sống được ? Bạn dễ dàng nhận ra “Họ” trên mạng – thường dùng thuật ngữ đao to búa lớn, vẽ ra những công dụng chữa trị,  đánh đúng vào tâm lý lo âu người bệnh. Họ đưa ra nhiều quảng cáo rất “trời ơi” thiếu cơ sở khoa học nhưng vẫn được nhiều người tin dùng và truyền tụng chữa đủ bệnh dù đó chỉ là những thực phẩm chức năng hay chất trơ hoàn toàn không có tính dược lý.

Đó chính là nhờ tư duy niềm tin vào chính nó , điều khiến cho những “thuốc vờ” Placebo tạo nên gần 15-72% kết quả tương tự so với tác dụng thuốc có tính dược lý ( Drug Effect ). Tất cả đều do một sự “tự phản ứng” của chính cơ thể chứ không phải do thứ mình dùng hoặc uống.

Chúng ta thường quên rằng tổng tác dụng/ kết quả của một phương pháp điều trị ( Treatment effect) của thuốc hay bất kể hành vi nào , là sự kết hợp của các đặc tính hóa học dược lý của loại thuốc đó (Drug effect),  cộng với tác dụng tư duy niềm tin.

Đó chính là điều mà giáo sư  Alia crum khoa tâm lý học Havard nhắc đến trong một nghiên cứu về tác động tư duy khi sử dụng thuốc giải mẫn dị ứng.

Trong nghiên cứu, cả hai nhóm đều được điều trị với thuốc. Chỉ riêng một nhóm luôn được thường xuyên nhắc nhớ rằng, phương pháp điều trị đang có hiệu quả và cơ thể của họ đang trở nên khỏe mạnh hơn. Điều mà nghiên cứu phát hiện là , nhóm Tư duy tích cực với liệu trình cho thấy ít lo lắng hơn , ít triệu chứng dị ứng và cho kết quả điều trị tốt hơn so với nhóm còn lại. [1]

Nếu uống thuốc thì tác dụng nó một phần lên cơ thể đã đành. Hiệu quả tác dụng nhiều hay ít lại phụ thuộc vào Mindset tư duy của chính bệnh nhân đó với thuốc.Một khi tin vào liệu pháp , vùng não tác động định hướng cơ chế sinh lý trong cơ thể và tạo nên điều kiện tối ưu giúp thích ứng với niềm tin đó.

Tư duy không phù hợp về Stress gây ra những bất lợi gì ?

Khi mình có một tư duy dán nhãn rằng Stress là xấu và gây ảnh hưởng không tốt , bản thân khi đó sẽ tự tìm mọi cách né tránh và tự tạo thêm áp lực khi gặp phải căng thẳng.

Với một số người , họ sẽ thêm căng thẳng khi đang cảm thấy mình stress và vô tình khiến tình trạng xấu thêm.

Họ có thể tìm mọi cách để gạt bỏ hay né trách nó với những hành vi thoát ly. Đó có thể trải dài từ tự giam mình trong vùng an toàn , cho đến tìm mọi cách né tránh bằng hành vi thoái thác .Chẳng hạn như bạn có thể lạc hàng tiếng đồng hồ xem video trên Youtube ,lướt tiktok ,insta reddit và làm chục điều khác trước khi muốn ngồi vào bàn để viết một email hay soạn bài trình cho sếp ngày mai. Hay có thể là tìm đến rượu bia, chất kích thích và viện cớ rằng để giải tỏa thay vì trực tiếp từng bước hướng tới mục tiêu và hoàn tất nó. Bản thân chỉ chạy trốn được chốc lát thôi nhưng vấn đề vẫn còn nằm y nguyên ở đó.

Nhưng chạy trốn khỏi stress cũng chính là chạy trốn khỏi điều mà chúng ta thật sự quan tâm. Nghĩ mà xem , nếu việc mình làm không có ý nghĩa gì với chính bản thân thì việc gì mình phải stress ? Nếu đó không phải là đứa con của bạn thì việc gì bạn phải stress khi nó gặp những vướng mắc khó khăn trong trường lớp.  Stress giúp mình hiểu rõ hơn điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống này, vậy tại sao phải chạy trốn hoặc tìm cách né thoát nó?

Nếu stress là tất yếu để chính bản thân phát triển vậy thay vì đối phó với nó, làm cách nào để tận dụng biến nó thành lợi thế cho mình? Làm cách nào khiến nó có ích thay vì để nó ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất ?

Tiếp nhận tư duy phù hợp quan trọng như thế nào ?

Cũng trong một nghiên cứu, với đối tượng lần này là những nữ nhân viên làm việc dọn dẹp trong một khách sạn. Công việc hằng của những người phụ nữ này là đẩy xe lau dọn đến từng phòng, thay drap giường, khăn, leo cầu thang dọn dẹp ,v..v, lao động chân tay cả ngày.

Điều ngạc nhiên là, trong khảo sát ban đầu, chính nhóm những phụ nữ đó đánh giá họ rất ít có thói quen tập thể dục. Một phần ba trong số họ thậm chí thừa nhận không tập thể dục. Những nữ lau công giữ tư duy rằng công việc họ làm hằng ngày, dù rất năng động và tiêu nhiều kcal , vẫn đơn thuần là công việc và không có ích lợi gì với sức khỏe.

Nghiên cứu được diễn ra tiếp tục , chia ngẫu nhiên làm hai nhóm.

 Một nhóm được hướng dẫn và cho biết rằng công việc họ đang làm mang lại lợi ích tương tự như tập thể dục và đáp ứng đủ theo guideline sức khỏe. Nhóm đối tượng này được tiếp tục theo dõi trong suốt một khoảng thời gian sau đó , với tính chất công việc , hoạt động thể chất và chế độ ăn vẫn diễn ra bình thường như trước không thay đổi.  Sau 4 tuần, nhóm đối tượng được nhắc về lợi ích sức khỏe trong chính công việc họ làm, kết quả cho thấy giảm BMI , cải thiện lượng mỡ trong máu , huyết áp tâm thu giảm rõ rệt hơn hẳn so với nhóm không được cung cấp thông tin tương tự. Điều khác biệt duy nhất chỉ là một nhóm tiếp nhận tư duy tin vào những lợi ích sức khỏe mà công việc họ làm hằng ngày mang lại.

Một khi được nhắc bản thân nhìn ra mặt tốt và có tư duy hữu ích với một hành vi, nó sẽ giúp đem lại kết quả vô cùng tích cực.

Tư duy quyết định đến kết quả theo sau đó. Nếu xem stress  như là thử thách để vượt qua hơn là một cái gì tiêu cực , phản ứng sinh lý não và cả cơ thể sẽ đáp ứng thích nghi tốt hơn với nó.  Stress giúp ta dồn năng lượng vào những gì thật sự đáng quan tâm, tăng tập trung  ,tăng tốc độ xử lý thông tin. Những ai chọn xem stress là cơ hội để phát triển, có thể chất & tinh thần tổng quan tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn.

Ở đây mình không bàn đến là Stress đúng hay sai, mình không khuyến khích bạn đi gây gỗ rồi tự tạo thêm stress không đáng có. Stress nếu không ý thức tắt đi mà để kéo dài cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng hồi phục. Nhưng,

Điều cốt lõi ở đây là không phải ca tụng stress, mà là tách nó ra khỏi những định kiến tiêu cực liên quan.

Từ đó  hiểu rằng , stress có thể giúp đưa đến kết quả tốt hơn.

Cách đón nhận và thay đổi tư duy về stress

Giờ bạn đã hiểu rằng, hệ quả tổng thể bao gồm lợi ích trực tiếp từ những gì bạn thực hiện ( nó có thể tắm nước lạnh, tập thể dục , đương đầu stress thử thách trong chuyên môn ..) và tư duy của bạn về hành vi đó. Chính vì thế ,tiếp cận với một tâm thế , tư duy phù hợp giúp bạn có hứng thú với những gì mình theo đuổi và quan tâm. Việc trước tiên cần làm là ,

  1. Lắng nghe và nhận biết những đáp ứng cơ thể trong stress
  2. Chào đón nó, dùng nó làm lợi thế để thúc đẩy bản thân thu về kết quả những gì mình quan tâm mong muốn.

Rằng mình trước đây có tư duy rằng stress rất xấu và kiệt quệ bản thân. Khoan bàn tốt hay xấu, liệu tư duy này có đang giúp hay đang tự cản trở phát triển chính bản thân? Liệu tư duy này có giúp mình chấp nhận stress vốn tất yếu trong cuộc sống hằng ngày và tận dụng biến nó thành lơi thế cho chính mình ?   

và cũng đặt câu hỏi tương tự, “liệu tư duy của mình  về việc tập thể dục có đang thật sự giúp mình lúc này không ?

Tư duy về chế độ ăn uống lành mạnh , về việc đi ngủ đúng giờ hiện tại liệu có đang hữu ích không ?

See it as neutral as it should be. See it as helpful as it can be to us.

Dùng Nhiệt Nóng & Lạnh tối ưu Bản thân

Stress không hề đáng sợ như ta nghĩ, mà ngược lại nó có thể giúp ta mạnh mẽ và bền bỉ hơn trong cuộc sống. Khi nghe đến Stress, ta thường nghĩ đến deadline công việc, tài chính, trở ngại trong quan hệ xung quanh, cảm giác không chắc chắn… Nếu Stress kéo dài có thể làm ta kiệt quệ về mặt thể trạng và cảm xúc

Mỗi người chúng ta cũng đều từng trải qua Stress ở một mức độ nào đó theo những cách khác nhau. Tuy nhiên ít ai nhận ra rằng nếu hiểu và vận dụng một cách khoa học những Stress trong môi trường xung quanh , nó không chỉ giúp cho ta làm tăng ngưỡng khả năng chịu Stress nói chung mà còn cải thiện cả về mặt thể chất và tinh thần của bản thân.
Nghe có vẻ ngược đời nhỉ? Tại sao thêm Stress có thể giúp cho bản thân mình chế ngự Stress khác một cách tốt hơn? Nhưng thực tế, đây lại là cách giúp con người chúng ta tồn tại qua suốt bao nhiêu biến cố trong suốt lịch sử nhân loại – thông qua Tăng ngưỡng chống chịu.

Trước khi bạn có thể thoải mái ngồi ở nhà bấm nút đặt món và chờ giao đồ ăn mang đến tận cửa, tổ tiên ta phải đi bộ hằng giờ trong mưa gió lạnh để săn bắt, gieo trồng hái lượm dưới cái nắng nóng, hay nhịn đói khi gặp thiên tai xóa gần hết mùa màng, thức ăn. Khoa học đã chỉ ra rằng, khi đối mặt với những Stress trên ngắn hạn, cơ thể tinh vi của con người đã học cách đáp ứng, kích hoạt những gene sửa chữa giúp phục hồi và tăng ngưỡng chống chịu cho những lần sau. Cơ chế này được lập trình và hoàn thiện trong mỗi con người suốt hàng triệu năm tiến hóa nhân loại.

Và nếu đã đọc đến đây,  bạn – cũng như mình – đều được thừa hưởng mang cơ chế đó trong gene  và có thể tận dụng nó một cách hữu ích. Đó chính là Eustress hay stress tích cực (tiếng Hy Lạp eu- nghĩa là “tốt” ) đem lại lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. 

Trong bài viết lần này, mình sẽ bàn về những lợi ích của việc sử dụng Tác Nhân Nhiệt Nóng và lạnh (Hot & Cold Therapy) xung quanh ta, như một cách vận dụng Stress nhằm nâng cao không chỉ hiệu quả trong công việc, trong vận động thể thao, mà còn bàn đến những lợi ích to lớn hơn – tác động đến sức khỏe tuổi thọ (Healthspan) và rèn luyện ý chí kiên cường của con người.

  

I. Hormesis ,vẻ đẹp tiến hóa của muôn loài.

Đọc đến đây, chắc hẳn nhiều bạn cũng nghĩ, sinh ra và lớn lên trong môi trường khí hậu nhiệt đới Việt Nam, không biết bao lần đi ra đường vào buổi trưa nắng gắt chắc hẳn cũng giúp mình tôi luyện ý chí cỡ thép ISO 9001 & tích góp không biết bao nhiêu ích lợi mà không cần đi Sauna. Chỉ dùng Nhiệt có thể có nhiều lợi ích thật sao? Và, nếu vậy thì điều gì thật sự diễn ra bên trong cơ thể ta khi tiếp xúc với Nhiệt?
Sẽ dễ hơn nếu ta bắt đầu với khái niệm Hormesis. Vậy Hormesis là gì?

Là khi ta cho cơ thể đối diện và làm quen với những tác nhân gây stress (Stressor) vừa phải, có chủ đích ,, ngắn hạn, mà ta có thể   vượt qua được ,, qua đó cho phép cơ thể dần thích ứng một cách tích cực, cải thiện để đáp ứng với Stressor đó

Hay như nhà triết gia Đức thế kỷ 19 Nietzsche tóm tắt “Cái gì không giết được ta sẽ làm chúng ta mạnh hơn” – What doesn’t kill you make you stronger (không, không phải Kelly Clarkson đâu ). (Mình sẽ dành một bài riêng về Stress vì có rất nhiều điều thú vị về nó).
Xét về mặt triết học Tiến hóa, mình hoàn toàn tán thành với triết gia Nietzsche. Nhưng với góc nhìn Sinh học ở mức độ phân tử, sẽ hoàn thiện hơn nếu ông ta nói “Cái gì không giết được ta, và cho phép cơ thể ta phục hồi, hoặc không để lại di chứng làm ta yếu đi, sẽ làm chúng ta mạnh hơn”. Chẳng hạn tiếp xúc mỗi ngày với tia Gamma với bước sóng 10-12 hơn ánh sáng hằng ngày xấp xỉ 1 triệu lần, dù với liều lượng nhỏ không giúp ta trở thành Dị nhân. Hay khi con người tiếp xúc lâu dài với tác nhân hóa học dù với liều nhỏ (Thủy ngân, khói và thuốc lá, hợp chất hóa học độc hại trong 1 số chất bảo quản, thuốc trừ sâu…), những tác nhân Stressor đó ở mức độ phân tử gây tổn thương DNA mà cơ thể không thể hổi phục và sữa chữa được.

Trừ một số trường hợp tương tự như trên, việc tiếp xúc với những tác nhân Stressor ngắn hạn cho phép cơ thể ta hồi phục và đáp ứng có thể giúp ta hoàn thiện và mạnh hơn lúc ban đầu. Đó là vẻ đẹp của cơ chế tiến hóa của con người cùng muôn loài suốt hàng trăm triệu năm qua. Nó là cơ chế liên quan đến Sống còn giúp cá thể thích ứng với tác nhân từ môi trường xung quanh.

Hormesis , cho phép cơ thể hồi phục & cải thiện để đáp ứng với những Tác nhân môi trường ngắn hạn.

Một trong những ví dụ điển hình của việc tiếp xúc tác nhân ngắn hạn là khi ta bị cảm do nhiễm Virus. Bằng chứng trong các nghiên cứu khoa học cho thấy cơ thể ứng phó chống lại bằng cách tăng sản sinh tế bào & tăng mức hoạt động trong hệ thống miễn dịch một cách hiệu quả thông qua phản ứng Stress tăng tiết Epinephrine & Norepinephrine. Bạn có thể đã nghe qua 2 chất dẫn truyền thần kinh thường xuất hiện khi nhắc đến cơ chế chống hay chạy (fight or flight) của con người. Đây là một trong những cơ chế được lập trình trong mỗi chúng ta – giúp ta đáp ứng và vượt qua Stressor để sinh tồn và mạnh hơn – giúp tổ tiên ta hơn 3 triệu năm trước có thể vượt qua nhiễm khuẩn, chịu lạnh, đói, khát, chạy nhanh hơn trước các mối đe dọa hay xắn tay chiến đấu thú dữ để bảo vệ bản thân và gia đình.

Hay một dẫn chứng tuyệt vời cho cơ chế này, không gì quen thuộc hơn chính là… tập thể dục. Hay chính xác hơn là các bài tập cường độ cao (HIIT high-intensibity interval training) như chạy bộ, bơi, đạp xe… – những bài tập sau khi hoàn tất khiến nhịp tim tăng và bạn thở lấy thở để. Trong 5-7 phút ban đầu, luôn có lực ì níu lại và bạn sẽ cảm thấy rất nhiều thứ, ngoại trừ việc cảm thấy thoải mái.
Sao thoải mái cho được? Về mặt cơ bản khi nhìn sâu vào những gì diễn ra trong cơ thể ở mức tế bào, ta đang yêu cầu nhà máy ti thể (Mitochrondria) tạo năng lượng ATP hoạt động hết công suất và xài hết Glucose Oxygen, hay nói cách khác bỏ đói Ti thể. Nhưng theo ngay sau đó , cơ thể thích ứng với tác nhân bằng cơ chế Mitohormesis, tăng sản sinh thêm nhà máy Ti thể và tối ưu hóa chức năng của nó. Điều đó lý giải việc ta có nhiều năng lượng và bền bỉ hơn ở những lần tập sau. (Và còn nhiều điều tuyệt vời khác mà thể dục mang lại mình sẽ bàn trong một bài viết khác).
Tóm lại, Stress không xấu xa như những gì mình thường nghĩ. Trái lại nếu dùng đúng cách, nó mở ra cơ chế Hormesis giúp tăng độ bền bỉ và năng cao khả năng đối diện nghịch cảnh trong tương lai.

II.               Ứng dụng Nhiệt để cải thiện Sức Khỏe và nâng cao Hiệu quả năng lực 

Nhiệt là một trong những cách giúp tiếp cận những lợi ích của sự tiến hóa thích nghi mà mỗi chúng ta đều có và có thể khai thác tất cả những lợi ích mà nó mang lại.
Vậy có những phương pháp ứng dụng Nhiệt nào?

Là quá trình mà mình chủ đích để toàn cơ thân tiếp xúc với nhiệt độ, lạnh hay nóng, trong khoảng thời gian ngắn.

Cơ thể sẽ phóng thích dòng thác sinh học nhằm thích ứng . Và thông qua đó – tận dụng nó để cải thiện nhiều khía cạnh cả sức khỏe thể trạng và Tinh thần.

  • Điều này có thể được thực hiện thông qua các hoạt động hạ nhiệt độ toàn thân như :
    tắm nước lạnh , ngâm mình trong nước lạnh..
  • Hoặc tăng nhiệt độ như Sauna, ngâm bồn nóng hay vận động tăng thân nhiệt trong lớp quần áo dày

Con người từ lâu đã biết dùng Nhiệt và Lạnh vào trong cuộc sống hằng ngày để tận dụng những lơi ích sức khỏe mà nó đem đến. Những nền văn minh cổ đại Roma, Hy lạp trước công nguyên cũng biết dùng Sauna như một phương pháp hòng đem đến một đời sống khỏe mạnh cho cư dân. Với những bạn có dịp tìm hiểu thêm về nền văn hóa Đông và Bắc Âu  ,, sẽ thấy Sauna gắn liền với sinh hoạt của cư dân mọi mùa trong năm Sauna ngoài trời của người Phần Lan   “banya“ với người Nga “bastus” với người Thụy Điển hay gần gũi với người châu á mình là Onsen ở Nhật Bản .Nhưng nhìn chung , dù ở nền văn hóa nào , tất cả đều biết dùng Nhiệt lên toàn thân để thu được những lợi ích mà nó mang lại.

Ở những trường mẫu giáo nước vùng Đông Âu, việc trẻ thường xuyên tiếp cận với không khí trong lành vô cùng quan trọng cho sức khỏe đặc biệt vào mùa đông giúp trẻ quen dần với khí hậu lạnh.
Hay bạn có thể bắt gặp cảnh những bà mẹ ở Stockholm Thụy Điển, Coppenhagen ở Đan Mạch hay Iceland để con mình ngủ trưa trong xe đẩy ở ngoài trời thời tiết lạnh

Miễn là có sự trong chừng của phụ huynh và mặc vừa ấm, dân cư vùng Scandanavian tin rằng , để trẻ làm quen với cái lạnh không chỉ giúp tăng đề kháng những năm tháng đầu tiên, nó còn cần thiết cho sự phát triển thời thơ ấu & cả nhân cách của trẻ.

Các nghiên cứu lâm sàng những năm gần đây dần minh chứng được những lợi ích từ thói quen, hành vi của những nền văn hóa trên hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học , điều mà cư dân họ vẫn vận dụng suốt hằng trăm năm trước.

Trong nghiên cứu ngâm toàn thân trong nước lạnh của Tạp chí khoa học European Journal Applied Physiology , nhóm Nghiên cứu nêu ra điều vô cùng đặc biệt. [1]
Khác với Distress hay Stress tiêu cực điều tiết ra Cortisol ảnh hưởng đến sức khỏe , cơ thể khi ngâm mình trong nước lạnh ngoài giải phóng Epineprhine Norepinephrine mô phỏng phản ứng chống hay chạy (fight or flight) , nghiên cứu ghi nhận cơ thể điều tiết một lượng rất ít Cortisol , mà thay vào đó là Dopamine.
Trái với những hiểu lầm thường gặp cho là chất chỉ mang lại cảm giác hạnh phúc vui vẻ hay những hành vi liên quan quan đến nghiện, Dopamin, là chất dẫn truyền thần kinh tạo ra động lực, khuyến khích ,giúp ta theo đuổi một hành vi.
Epi – Norepineprhine xuất hiện mỗi khi ta sợ, khi ta hoặc phải chạy hoặc phải gồng mình chống trả, đem đến cảm giác kích động, bồn chồn, hồi hộp
Nhưng Khi có Dopamine đi thêm cùng, nó trở thành Phấn khích.
Hỗn hợp cocktail hợp chất trên giúp cải thiện tâm trạng rõ rệt, mang lại sự sảng khoái và minh mẫn tin thần, tăng cường sự tỉnh táo và khả năng tập trung, từ đó giúp tăng hiệu quả hoàn thành mục tiêu đề ra. Với phóng thích lượng lớn Dopamine , và có thể kéo dài đến gần 2 tiếng là một điều đáng quan tâm nếu so sánh với những chất kích thích khác nhưng tác dụng chỉ thoáng chốc như hút thuốc, lướt check mạng xã hội hay khi thưởng thức món ăn nhiều đường và chất béo.

III. Nhiệt độ da & Nhiệt độ lõi – Cách cơ thể điều hòa nhiệt độ

Trước khi đi sâu hơn về những lợi ích của Nhiệt trong cuộc sống hằng ngày , mình tin rằng, một khi nắm được nguyên tắc vận hành điều nhiệt của cơ thể, bạn có thể hiểu rõ hơn và từ đó vận dụng ,tìm ra cách tiếp cận riêng thích hợp với chính cơ thể mình.

Là động vật tĩnh nhiệt, cơ thể mỗi người đều có hai cơ chế tương tác cùng nhau để đảm bảo giữ thân nhiệt luôn ở mức ổn định.

  1. Sự tiếp nhận Nhiệt độ bề mặt bên ngoài bởi cái thụ thể nhiệt trên da (Shell)
  2. Và Nhiệt độ lõi bên trong cơ thể chúng ta, thông trung tâm thần kinh POA (preoptic area) ở vùng Hypothalamus (hồi hải mã)
    Dựa vào nhiệt độ bên ngoài (1) mà cơ thể ta (2) sẽ quyết định tăng hay làm mát hạ thân nhiệt , luôn cố gắng đảm bảo theo dõi sát sao và giữ nhiệt độ cơ thể giao động 37 ± 0.5°C để các protein trong cơ thể hoạt động bình thường

Hiểu được bản chất hai cơ chế điều hoà thân nhiệt cơ thể mình nêu trên, sẽ giúp ta nắm được bản chất cách ta phản ứng Nhiệt và cách tận dụng nó để khai thác lợi ích nó mang lại, hay thậm chí cách tránh bị sốc Nhiệt

1- Nhiệt

Tưởng tượng hôm nay đi làm bạn quên mang theo đồ ăn trưa đến văn phòng, bạn đành chạy đi mua ở quán ăn gần đó. Nhắm chỉ tầm vài phút đi bộ và muốn vận động bù sau vài ngày lười không đến gym, bạn quyết định không dùng xe.
Đi được 5’ dưới cái nắng mùa hè oi ả nóng nực buổi trưa và xem app thời tiết ghi nhận 38oC bên ngoài, bạn bắt đầu cảm thấy lựa chọn ban đầu không còn sáng suốt như bạn nghĩ và bắt đầu nghi ngờ những lựa chọn nghe theo cảm tính trong cuộc đời mình. Nắng nóng bên ngoài được thụ thể nhiệt trên da (1) ghi nhận và truyền về trung tâm thần kinh, báo hiệu cơ thể cần hạ thân nhiệt.
Khi nhận được tín hiệu, POA ở hypothalamus (2), đóng vai trò điều hoà nhiệt kế,

  • truyền tín hiệu giãn nở mạch ,giúp tăng lượng máu đổ về vùng dưới da để thoát nhiệt . Điều này lý giải việc bạn thấy vùng da xung quanh người ửng đỏ.
  • truyền tín hiệu đến các tuyến giúp ra mồ hôi để làm mát bề mặt da .Đổ mồ hôi là cách thoát nhiệt sáng tạo của cơ thể chúng ta thông qua cơ chế làm mát bay hơi.(Evaporate cooling) Mồ hôi tiết ra nhằm làm mát bề mặt da , khi bốc hơi ,sẽ kéo một lượng nhiệt theo cùng, giúp nhiệt từ phía dưới da có thể tiếp tục thoát lên trên. Và quá trình tỏa nhiệt cứ thế được tiếp diễn
  • truyền tính hiệu hạn chế vận động đến các cơ nhằm giảm tạo thêm nhiệt , dẫn đến cảm giác uể oải & không buồn cử động. Thay vào đó là cảm giác muốn duỗi tứ chi ,do tín hiệu thần kinh truyền đến vùng cơ yêu cầu tăng bề mặt diện tích thoát nhiệt. Không phải ngẫu nhiên mà dân gian ta dùng từ ” nằm xả lai “trong những buổi nắng trưa hè hừng hực.
    Và khi đến nơi có bóng mát hay vào hàng quán với máy lạnh nhiệt độ 24-28 oC, phút chốc cảm giác bơ phờ tan biến và ta cảm thấy hoạt bát & nhiều năng lượng trở lại như lúc ban đầu.

Việc không bù đủ lượng nước trong cơ thể khi ra mồ hôi liên tục cũng dẫn đến giảm áp suất bơm máu nuôi đến não( hay hạ huyết áp) khiến bản thân chóng mặt hay gây ngất ở người lớn tuổi – hay còn biết đến là kiệt sức do Nhiệt (Heat Exhaustion)

Dưới sức nóng bên ngoài, nếu những cơ chế làm mát trên bị ảnh hưởng do tổn thương vùng da hoặc do thuốc, sẽ khiến thân nhiệt lõi không đủ kịp thoát nhiệt và dẩn đến nguy cơ sốc nhiệt (Heat shock).
.Sốc nhiệt nếu không kịp thời làm mát và đưa nhiệt độ cơ thể về mức cân bằng sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt với những đối tượng chưa phát triển khả năng điều thân nhiệt hoàn thiện như trẻ nhỏ hay người lớn tuổi với bệnh nền tim mạch.
Những trường hợp trẻ tử vong do sốc nhiệt khi phụ huynh để quên con mình trong xe hơi vào tiết nắng nóng cũng không phải ít.
Không như hạ thân nhiệt – khi cơ thể có ngưỡng chịu lạnh lâu trước khi có những tổn thương – các cơ quan và protein trong cơ thể mình vô cùng nhạy với nhiệt độ cao, đặc biệt là các tế bào neuron thần kinh ở vùng não. Khi cơ thể không thể thoát nhiệt hiệu quả ,các neuron có thể bị “nấu chín“ và gây nên những tổn thương vĩnh viễn.

Thế nên ,việc đầu tiên cần làm là đưa người nguy cơ sốc nhiệt ra khỏi môi trường nắng nóng và tiến hành làm mát nhằm hạ nhiệt độ lõi.

Nếu việc nhúng toàn thân người bị sốc nhiệt vào nước lạnh ngay tại chỗ không khả thi, ta vẫn có thể hạ nhiệt nhanh bằng chườm mát ở những vùng đặc biệt trên cơ thể. Nhóm Nghiên cứu ở Standford đưa ra dẫn chứng khoa học về glabrous skin (vùng da nhẵn) như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt trên & trán là nơi thoát hoặc nhận nhiệt vô cũng hiệu quả. Vì khác với những vùng da khác, bên dưới bề mặt da nhẵn này là nơi nối trực tiếp động tĩnh mạch (arteriovenous anastomoses ) , cho phép đổ lượng lớn máu mang theo nhiệt trong cơ thể trực tiếp gần với da, và đóng vai trò như cổng thoát nhiệt ra bên ngoài. Bài nghiên cứu cũng nêu ra trong thử nghiệm khi cho một người mặc đồ bảo hộ PPE kín bưng như những bạn phòng chống covid để giữ nhiệt và yêu cầu họ vận động cường độ cao. Nhóm được chườm túi lạnh ở bề mặt da glabrous thoát nhiệt hiệu quả gấp đôi, tốt hơn nhiều ,so với những cách làm mát ở những vùng quen thuộc có mạch máu lớn gần bề mặt da như bẹn & nách

Sốt

Những điều trên là cách cơ thể điều hoà với nhiệt độ nóng bên ngoài, – thì Sốt là một cơ chế mà cơ thể mình tự tăng thân nhiệt từ bên trong , đánh đổi trạng thái cân bằng nhiệt vốn có để chống lại virus & vi khuẩn khi bị nhiễm bệnh.
Hệ thống điều hoà nhiệt kế Hypothalamus khi đó nâng cao mức nhiệt lên 39,5 oC để tạo phản ứng sốt nhằm loại bỏ các protein Virus. Lúc này, cơ thể ta vẫn còn ghi nhận ở mức 37,5 oC bình thường.
Sự chênh lệch khác biệt đó giải thích vì sao ban đầu trước khi có triệu chứng sốt, mình sẽ có cảm giác lạnh cả người.
Vùng POA gửi tín hiệu tăng hoạt động chuyển hóa sinh nhiệt và kích hoạt phản xạ run nhằm tạo thêm nhiệt để đạt đến ngưỡng sốt 39,5 oC đặt ra. Điều đó giải thích vì sao ta thường cảm thấy lạnh run khi sốt.

Nhưng khi nhiệt độ lõi vượt quá ngưỡng 40.5°C kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu không chỉ protein của bản thân mà quan trọng hơn tổn thưởng neuron vì tế bào thần kinh nhạy cảm với nhiệt độ cao dẫn đến tổn thương không thể phục hồi.
.Nên dù sốt là điều hoàn toàn tự nhiên và tốt, ta nên quan tâm theo dõi sát và hạ sốt khi nó kéo dài. Ngoài hạ nhiệt bằng làm mát vùng da ở mặt trán ,lòng bàn tay ,bàn chân, sử dụng thuốc hạ sốt tác động tới vùng Hypothalamus (2) giúp điều chỉnh hạ mức nhiệt về 37,5oC ban đầu. Lúc này, cơ thể sẽ tự cân bằng nhiệt về mức bình thường với bằng cơ chế đổ mồ hôi và thoát nhiệt.
Giờ ta phần nào hiểu hơn cách cơ thể điều hòa giữ cho nhiệt độ ổn định và nhiệt độ cao kéo dài sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các tế bào và protein.

2- Lạnh

Vậy còn khi gặp lạnh ?


Trở lại ví dụ lúc ban đầu.
Lúc này khi bạn ngồi văn phòng máy lạnh và thầm cảm thấy may mắn có thể đặt đồ ăn trưa chỉ cần vài thao tác trên điện thoại mà không phải lao xe ra ngoài vào buổi trưa nắng gắt oi bức. Bạn chỉnh điều hòa thấp nhất và tận hưởng buổi trưa trong bầu không khí mát lạnh. Thụ thể nhiệt trên da ghi nhận nhiệt độ thấp và báo đến trung tâm POA. Vùng POA (2), như điều hoà nhiệt kế sinh học , tiếp tục truyền đi tín hiệu co các mạch máu ở vùng ngoại vi để giữ nhiệt cơ thể. Điều này lý giải vì sao bạn cảm thấy lạnh tay và chân trước tiên.
Khi thể tích máu vẫn giữ nguyên nhưng diện tích lòng ống hẹp lại , đồng nghĩa với áp suất trong lòng mạch tăng lên – hay tăng huyết áp.
Để điều hòa và đưa huyết áp trở về mức cân bằng, cơ thể sẽ đáp lại Bằng cách hạ thấp hormone chống lợi tiểu trong cơ thể. Sự sụt giảm hormon này đồng nghĩa việc thận sẽ chóng tạo ra nước tiểu lấp đầy bàng quan và bạn sẽ thấy mình đi thăm nhà vệ sinh thường xuyên hơn khi ngồi máy lạnh.

Tiếp xúc với thời tiết Lạnh trong suốt khoảng thời gian dài cũng tác động đến huyết áp, đặc biệt những đối tượng như người lớn tuổi có tiền sử với bệnh mạch vành tim ,cao huyết áp, suy tim. Ngoài tác động tăng nhịp tim của Epinephrine, thời tết lạnh gây phản xạ co mạch máu vùng tay/ chân để giữ nhiệt trong cơ thể , vô tình làm tăng áp trong lực trong lòng mạch máu ,bắt tim vốn đã ảnh hưởng trước đó phải bơm mạnh hơn để đảm bảo lưu thông máu.

Nói tóm lại , mạch ngoại biên co lại khi gặp lạnh hòng giữ nhiệt không bị thất thoát – và ngược lại – giãn ra trong môi trường nóng nhằm tăng lượng máu mang theo nhiệt đổ về ngoại biên ,giúp thoát nhiệt dễ hơn.

Sau một khoảng thời gian suốt 8h ngồi trong phòng máy lạnh làm việc dùng nước đá lạnh giải khát, bạn bỗng cảm thấy khô và khó chịu ở vùng cổ, theo sau đó là ho.
Vài hôm sau bạn cảm thấy mệt mỏi ,đau rát vùng họng theo sau sốt và mệt mỏi, nhức đầu kèm sổ mũi,báo hiệu mình bị cảm Cúm.

Ai cũng biết rõ Cúm, dù là một bệnh đường hô hấp dễ lây do virus Influenza cúm gây ra , nhưng vì sao tiếp xúc nhiệt độ Lạnh kéo dài góp phần tăng nguy cơ mắc hơn ?
Một trong những lý do là khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, các mạch máu vùng ngoại vi như tay ,chân, đường hô hấp trên sẽ co lại để giảm thoát nhiệt. Điều này vô tình dẫn đến giảm lưu lượng máu và các tế bào miễn dịch đến mũi, họng, nơi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh ,khiến tế bào niêm mạc ở những khu vực này khó bảo vệ hiệu quả khi mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào.
Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với môi trường lạnh, không khí lạnh có thể làm khô lớp niêm mạc ở vùng mũi họng ,làm giảm đi phản xạ ho hay hắt xì vốn giúp tống khứ mầm bệnh hay bụi mịn của lông chuyển ở đường hô hấp trên. Điều này góp phần làm suy giảm thêm tuyến phòng thủ đầu tiên của đường hô hấp khiến nó dễ bị nhiễm trùng hơn.
Thế Nên Giữ ấm bằng tất ,găng tay ,khăn cổ giúp đảm bảo máu tưới đủ đến những vùng ngoại biên quan trọng không kém gì mặc áo ấm vào mùa lạnh. Không phải ngẫu nhiên dân gian khuyên dùng trà ấm hòng dùng nhiệt tăng tưới máu cho niêm mạc vùng hầu họng hay dùng chất kháng khuẩn tự nhiên như dùng tắc mật ong, khò nước muối để sát khuẩn vùng trên
Nhìn chung ,ta có lý do để cẩn trọng vì trong môi trường lạnh và khô một lúc lâu khiến ta dễ nhiễm bệnh hơn. Nhưng điều mấu chốt ở đây là khoảng thời gian khi ta tiếp xúc

Nếu trong khoản thời gian ngắn và có chủ đích, ta hoàn toàn có thể thu được lợi ích thiết thực từ Stressor từ Nhiệt & Lạnh mà không bị ảnh hưởng!

Dựa vào nguyên lý co mạch khi tiếp xúc lạnh và giãn mạch khi dùng nhiệt ,y học từ lâu biết áp dụng thực tế vào trong vật lý trị liệu. Không giống như hầu hết các phương pháp vật lý trị liệu khác, liệu pháp Nhiệt được khuyên dùng rộng rãi cho nhiều tình trạng cơ xương khớp vì nó an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng và được ưa chuộng dựa trên các báo cáo khoa học, ý kiến chuyên gia và được bệnh nhân tin dùng.

Ở những trường hợp bệnh tự miễn, khi hệ miễn dịch lúc này không còn đứng về phía chúng ta – mà trái lại ,tạo các đợt phản ứng viêm kéo dài gây nên những tác hại lên khớp, cơ quan… Những vùng ảnh hưởng sẽ biểu hiện triệu chứng kinh điển , nào là sưng lên ,nóng, đỏ xung quanh và đau .Khi đó , dùng khăn hay túi đá chườm lạnh để gây co mạch giúp giảm hoạt chất Viêm theo máu đi đến những vùng trên. Dưới nhiệt độ thấp, các enzyme phản ứng viêm phóng thích để ly giải tiêu hủy collagen vùng sụn khớp bao gồm collagenase, elastase, hyaluronidase và protease cũng bị bất hoạt. Đó lý giải vì sao y học vẫn sử dụng lạnh là cách giúp ngăn tình trạng viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) tái phát hoặc trở nặng

Lạnh làm co mạch ,giảm phóng thích phản ứng viêm

Ngược lại, khi muốn thúc đẩy tăng lưu lượng máu đến khu vực nhất định, mình sẽ áp dụng Nhiệt làm cho mạch máu tại vị trí vùng đó giãn ra
Ở những bệnh nhân thoái hóa khớp (Osteoarthritis), viêm khớp dạng thấp lâu năm , phần sụn khớp bảo vệ đầu xương bị bào mòn do thoái hóa lâu dần gây ra trạng viêm dai dẳng – dẫn tới hậu quả là xương bị phá hủy và khớp bị biến dạng. Sự thay đổi hình dạng xảy ra thường ở đầu gối , khớp cột sống ở cổ hay ở lưng ,khiến cho cấu trúc khớp lệch trục mất ổn định, tác động trực tiếp khiến các cơ xung quanh khớp phải làm việc nhiều hơn để duy trì sự ổn định. Điều này dẫn đến tình trạng căng cơ dai dẳng, gây cứng khớp khó cử động và đau.
Nếu khớp không đang trong đợt cấp sưng nóng đỏ như trên , thì mình sẽ sử dụng túi chườm nhiệt. Nhiệt độ cao làm giãn mạch máu tại chỗ, giúp tăng lượng tưới máu và oxygen tưới đến cho cơ và vùng xung quanh , từ đó giảm co thắt cơ và cứng khớp.

Nhiệt làm giãn mạch , tăng lượng máu đổ về vùng đó

IV. Phối hợp Nhiệt và Lạnh

Vậy vì sao ta nên quan tâm cách tận dụng Nhiệt vào đời sống ? Vì nó ở khắp quanh ta, rẻ và vô cũng hữu ích nếu ta nắm được điều cơ bản và vận dụng nó theo cách có lợi cho mình
Việc vận dụng và phối hợp luân phiên Nhiệt & Lạnh cũng mang nhiều lợi ích thiết thực.
Tiếp xúc với nhiệt bằng cách ngâm trong nước nóng, sau đó chuyển sang ngâm trong nước lạnh ,và quy trình cứ thế xen kẽ giữa nóng và lạnh được lặp đi lặp lại. Việc mạch máu luân phiên giãn khi tiếp xúc với nước nóng và co khi ngâm vào nước lạnh , mô phỏng tác động co bóp của các mạch máu tại vùng được áp dụng .Vùng tổn thương ở mô mềm lúc này sẽ giảm sưng viêm – từ đó giúp giảm đau và tăng khả năng vận động. [2] [3]

Dùng Nhiệt lên toàn thân còn mang lại những lợi ích sức khỏe còn nhiều hơn vậy.
Một trong những hình thức Stress cơ thể theo hướng có lợi điển hình nhất là khi bạn dùng Sauna xông hơi. Để làm mát hạ thân nhiệt trong Sauna, nhịp tim và lượng máu lưu thông được tăng lên kèm theo đó là mạch máu giãn để hỗ trợ thoát nhiệt. Quá trình này gần như mô phỏng hoàn toàn giống như khi cơ thể bạn tập thể dục hay bài tập tăng nhịp tim Cardio vậy, qua đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ứng dụng Nhiệt trong Sauna còn biết đến khi mang lại ích lợi Hormesis như tăng hoạt hóa khả năng sửa chữa DNA, theo dõi sửa chữa cấu trúc Protein bị tổn thương trong tế bào, qua đó kéo dài tuổi thọ tế bào và cả chính mình.
Và từ lâu đời ,cư dân ở các vùng Bắc Âu cũng phát hiện và tận dụng cách phối hợp luân phiên nhiệt & lạnh này vào trong tập tục Sauna truyền thống của họ. Việc tắm/ngâm mình vào hồ nước lạnh sau khi xông hơi, thoạt đầu nghe như hình thức tra tấn chứ không giống như trải nghiệm thư giãn một chút nào. Nhưng mình sẽ không ngạc nhiên khi kết hợp Sauna và ngâm trong nước lạnh theo sau , là đang sử dụng liệu pháp tương phản Nhiệt (contrast Therapy).
Nếu nhiệt độ cao trong Sauna khiến tim đập nhanh ,tăng tưới máu đến cơ do mạch ngoại biên giãn ra nhằm tăng thoát nhiệt và đổ mồ hôi . Tắm hay ngâm nước lạnh theo sau đó khiến mạch ngoại biên co lại nhưng hệ tuần hoàn vẫn giữ nguyên công suất , từ đó giúp tăng tưới máu đến cùng cơ quan như Tim ,não ,thận. Sự tiếp xúc luân phiên xen kẽ giữa nhiệt độ nóng và lạnh có tác động tốt cho sức khỏe hệ tuần hoàn máu giúp cải thiện và giảm nguy tử vong do nhồi máu cơ tim. Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh ở bước cuối cùng còn đồng thời giảm nguy cơ tái phát đợt cấp ờ bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Đáng lưu tâm là những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc xen kẽ giữa xông hơi Sauna và theo sau đó là tắm nước mát giúp giảm đáng kể nồng độ cortisol (hay còn biết đến là stress hormone). Khi lâm vào tình trạng lo âu căng thẳng mạn tính ,cơ thể mình tăng khả thích ứng bằng cách điều tiết Cortisol . Nhưng nếu nồng độ Cortisol không giảm về đêm và kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ , tăng nguy cơ lâm vào trầm cảm. [ 4]

Việc Tắm nước lạnh sau khi dùng Sauna đã được khoa học minh chứng giúp cải thiện rõ rệt tâm trạng và giảm nồng độ cortisol trong cơ thể. Điều này phần nào lý giải vì sao cư dân ở vùng có văn hóa sauna luôn giữ đời sống sức khỏe tinh thần tốt dù có mùa đông lạnh và tăm tối thiếu serotonine .

Dùng Stress ngắn để khắc phục stress mạn tính ! Ai lại nghĩ vượt qua cảm giác khó chịu ban đầu trong Sauna hay tắm nước lạnh kia ,lại đem đến những tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần ngay sau đó

Ngoài ra, tắm nước lạnh luôn đảm bảo khả năng “mô phỏng” stress nhưng đồng thời phóng thích những hợp chất thần kinh tốt cho sức khỏe . [1]
Chính vì lý do này mà phần đông đã ứng dụng nó như cách để rèn luyện trạng thái tinh thần của họ để có thể đối phó tốt hơn với căng thẳng trong cuộc sống thực .Nó giúp ta dần làm quen kiểm soát Stress hoàn thiện hơn, từ đó làm chủ được tình huống ngay tại thời điểm tức thì, thay vì ngược lại phó mặc rơi vào thế bị động để nó xâm lấn chi phối điều khiển mình.

Những tình huống Stress, tin xấu hay nghịch cảnh luôn có thể ập đến bất kì lúc nào trên con đường hành trình kiến tạo cuộc đời mỗi chúng ta. Nhưng điều đó là tự nhiên và bình thường trong cuộc sống. Cầu mong nó không bao giờ xuất hiện là phi thực tế và lấy đi cơ hội va chạm để trưởng thành của chính bản thân.
Nên ta bình thản sẵn sàng đón nhận, chăm sóc luyện tập tâm thức mình dày dặn thêm .Để khi biến cố xảy đến, ta đủ sức mạnh bên trong để đối diện đương đầu nó, để mỉm cười đón nhận nó, xem nó là cơ hội để ta vượt qua và giúp ta chín chắn mạnh mẽ hơn trước.

Dùng stress tốt có chủ đích để ứng phó với Stress, tuyệt đúng không?
Giờ bạn đã có thêm một công cụ trong kho tàng giúp rèn tính kiên cường, nâng cao ngưỡng stress của bản thân , qua đó giúp tinh thần thêm vững trước khó khăn ,căng thẳng và ứng phó khi nó xuất hiện. Mình sẽ bàn cụ thể cách thực hiện ở blog tiếp theo.

V. Rút lại

Như bạn thấy đấy, Stress Nhiệt & Lạnh nếu ta áp dụng có chủ đích đúng cách sẽ mang lại những lợi ích thể chất và tinh thần vô cùng quý giá chứ không xấu như bạn nghĩ. Dù cho là dùng Sauna , tắm nước lạnh hay luân phiên, những lợi ích của những stressor trên là điều không thể phủ nhận. Nếu bạn vẫn đang đọc đến đây, thì thứ nhất , bạn hoàn toàn có khả năng vận dụng stress và dùng nó như công cụ giúp ích cuộc sống hằng ngày cho bản thân.
Và thứ hai , cám ơn bạn đã dành sự quan tâm đến sức khỏe bản thân và đọc đến tận đây 😊

Đây là 1 trong 3 bài trong serie ứng dụng nhiệt  để nâng cao thể trạng cơ thể.

Nếu có một điều mình mong bạn rút ra từ bài viết này, thì đó là cách cơ thể điều chỉnh Nhiệt và lợi ích khi biết cách tận dụng nó. Ở trong bài tiếp theo , mình sẽ đi sâu và bàn cụ thể hơn về cách ứng dụng nhiệt độ Lạnh một cách thích hợp giúp cải thiện thể chất & tinh thần.

Nếu quan tâm, bạn có thể theo dõi và tương tác mình trên Instagram hay trên follow Page Blog trên Fb để có thêm mẩu thông tin funfact nhỏ về chủ đề tuần tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng mình và hẹn gặp lại các bạn lần sau.