VÌ SAO KHÔNG NÊN DỄ TIN VÀO SUY NGHĨ BẢN THÂN [P1]

1. Suy nghĩ liệu có phải do chính mình nghĩ ra ?

Hãy cùng làm một thí nghiệm nho nhỏ trước khi đọc tiếp,

 Thử ngồi xuống ghế và dành ra 60 giây không để dòng suy nghĩ lang man làm bản thân xao nhãng –  Bạn có thể đặt sự tập trung bất kì thứ gì ,có thể vào dòng chữ bạn đang đọc lúc này , vào hơi thở hay vào cảm giác đang tựa vào ghế đây .

Thử xem.


Bạn nhận ra điều gì ?

Nó có giống cảm giác sau khi tắt đèn nằm xuống chuẩn bị chợp mắt ngủ ? Khi bỗng nhiên hàng loạt suy nghĩ về việc vừa trải qua trong ngày bỗng hiện lên ?  Trải nghiệm khó xử bỗng ùa về ?

: Hôm nay còn phải giải quyết những gì ?Làm sao chuẩn bị gì để xử lý nó đây ? hôm nay nên đặt đồ ăn hay xử lý hết đồ trong tủ lạnh ? Sao hết 60s mà báo thức chưa đổ ?….

Bạn có đang chủ động tạo ra từng suy nghĩ hay quyết định được nội dung của nó không ? Hay chính những suy nghĩ tự động xuất hiện ?Không biết từ đâu trồi lên, chủ đề chịu ảnh hưởng bởi vô số yếu tố như : những vướng mắc còn dang dở, cảm xúc ngay hiện tại , tác động từ bên ngoài, những gì vừa mới đọc…. rồi tự phát sinh , nhảy từ chủ đề này sang kế hoạch nọ , đến rồi đi , không chịu sự kiểm soát từ ý thức ?

Thí nghiệm này là một ví dụ nêu bật ý tưởng rằng những suy nghĩ có thể nảy sinh một cách không chủ ý, không phụ thuộc vào sự kiểm soát có ý thức của mình.

Nó thách thức quan điểm mà trước giờ bản thân vẫn mặc định tin : rằng chính bản chúng ta là người sáng tạo, là tác giả của những suy nghĩ này, để rồi từ đó tạo ra một cảm giác sai lầm rằng  những suy nghĩ là ta , là phản ánh đúng ta.

Vậy điều gì khiến suy nghĩ ùa về ?

Với kỹ thuật hình ảnh fMRI , mà khoa học thần kinh phát hiện ra mạng lưới vùng đặc biệt liên kết với nhau, là Default Mode Network ( DMN ). Ngay khi bản thân chuyển sang trạng thái ngồi yên một chỗ và không làm cả , não bộ không phải chú tâm vào bất kỳ hoạt động nào, thì vùng DMN lập tức sáng lên hoạt động, kích hoạt neuro tương tác tạo nên những dòng suy nghĩ. Và cứ thế một lúc nào ta lang thang và chìm trong dòng suy nghĩ đó lúc nào không hay.

Bất cứ khi nào bản thân không phải chú tâm vào điều gì cụ thể , não sẽ tự động quay lại chế độ tự động này.

Nó lý giải vì sao khi ngồi yên, khi bạn thử chú tâm quan sát sẽ nhận thấy , mình không thực sự chọn điều sẽ xuất hiện tiếp theo trong tâm trí , bất kể là suy nghĩ gì. Bạn không thể biết được những suy nghĩ nào sẽ xuất hiện cho đến khi chúng thực sự xuất hiện. Nó chỉ đơn thuần là từ vùng vô thức, trồi lên chốc lát thoáng qua rồi lại tự lặn xuống , nhường chỗ cho một dòng suy nghĩ mới hiện lên. Ngay cả khi trạng thái “ không chú tâm” gì cả , DMN tiêu tốn năng lượng không khác gì khi não được vận dụng giải một bài toán hóc búa.

Khi tìm hiểu sâu thêm , khoa học còn nhận ra ra vùng DMN hoạt hóa mạnh ở những người trong giai đoạn rối loạn trầm cảm – Trầm ngâm, nhai đi nhai lại những suy nghĩ tiêu cực , suy ngẫm diễn giải quá mức, đều liên quan khi vùng DMN sáng lên.

Khi những “độc thoại tiêu cực ” hiện lên.

Khi tự gán bản thân với dòng suy nghĩ và tự đồng nhất với với nó, đồng nhất với những tạp niệm tiêu cực có thể vô lý ngay từ đầu, mình đang tự gán cho bản thân một nhận thức không phù hợp và cứng ngắc, tự cản trở khả năng thích ứng phát triển, tự dễ phán xét nghi ngờ chính mình ,tự so sánh để rồi bất hạnh, khổ sở.

Tư duy suy nghĩ  và sáng tạo là thứ  làm nền văn minh con người chúng ta.

Nhưng chính thói quen đồng nhất hóa bản thân với dòng suy nghĩ , gán dòng suy nghĩ đó là mình vì đinh ninh rằng mình tạo ra suy nghĩ đó  – không có một phản biện phân tích xem ngay từ đầu nó có hợp lý không –  là nguồn gốc chính của sự đau khổ và nhầm lẫn của con người.

2. Vì sao Suy nghĩ không đáng tin như mình vẫn nghĩ ?

Tiến hóa của nhân loại hoàn toàn dựa vào chọn-lọc-tự-nhiên, suốt 6 triệu năm tiến hóa từ vượn, đến homo sapiens , đến văn minh nhân loại ngày này.

Chọn-lọc-tự-nhiên không quan tâm loài đó có nhìn nhận thế giới xác thực hay không , có tìm được hạnh phúc bền lâu hay không ?  Để con người còn tồn tại được đến ngày nay,  chọn-lọc-tự-nhiên  chỉ tập trung dựa vào  một và chỉ một cơ chế , và  không quan tâm bất kể những vấn đề khác

“tìm mọi cách truyền gene lại cho thế hệ sau”

Tâm trí của con người được Chọn-lọc-tự-nhiên xây dựng dựa theo tiêu chí này. Nó lý giải vì sao những cảm xúc sung sướng hạnh phúc chỉ thoáng qua chứ không đọng lại lâu, vì có vậy mới thúc đẩy cá thể ăn , tham , mong cầu , thôi thúc giao phối truyền lại gene, chăm lo thế hệ sau v…v

—- Về bản chất , tâm trí mình không nhìn thế giới xung quanh một cách công tâm rõ ràng

Chọn-lọc-tự-nhiên ngay từ ban đầu định hình tâm trí con người theo một cơ chế “better safe than sorry” ,ưu tiên tối ưu hóa cho sự sống còn hơn là tính xác thực !

Luôn có thiên hướng giả định những tình huống xấu nhằm ngăn con người chấp nhận thêm rủi ro , để bảo tồn sống còn của giống loài để truyền lại gene. Nhưng nó chỉ giúp tổ tiên tồn tại ở thời nguyên thủy , cách đây hơn 200.000 năm về trước.

Nhìn thử xung quanh xem , bạn có đang sống trong xã hội săn bắn hái lượm ?

-Ref. Waitbutwhy.com –

Bộ não ta thừa kế từ thời nguyên thủy, vốn là sản phẩm chọn-lọc-tự-nhiên , không tiến hóa dành cho thời đại ngày nay. Nó không điều chỉnh phù hợp với những thay đổi cách mạng về công nghệ ,cấu trúc xã hội văn hóa diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn nếu so với những gì trước đó. Những cảm xúc và suy nghĩ trước đây giữ cho con người sinh tồn, nay khiến bản thân khổ đủ điều. Những thành kiến( Bias), những nhìn nhận không xác với thực tế , giờ đây gây hại nhiều hơn.

Giữ một thành kiến giống như đeo một lăng kính bị bóp méo , để mà những dữ liệu thực tế đi qua bị biến dạng ,xuyên tạc, phóng đại… Rồi mình lại không mảy may tiếp nhận thông tin sai lầm đó , rồi lại càng “tin” cái lăng kính lệch đang đeo kia hơn.

Chắc hẳn điều này mỗi người cũng đều có trải nghiệm cá nhân riêng ? để khi nó xảy đến thì vỡ lẽ ra , ah, nó không hề như mình tự  “suy diễn”

Não tự lọc và cung cấp chỉ những thông tin đi qua được cái “lăng kính“ thành kiến , ứng với những gì tâm trí “tin” là đúng.

Chẳng hạn như khi mình nghi ngờ bạn đời không trung thủy, thì não tự khắc chỉ nhặt đúng những thông tin bên ngoài đi qua được đúng “ lăng kính” đó , chỉ để củng cố thêm cho sự ngờ vực có trước đó. Thấy người đó ăn mặc chỉn chu đi ra ngoài thì nghi ngờ vô cớ. Thấy người đó đi chơi cùng bè bạn thì sinh ra đố kỵ. Trong khi những cử chỉ ân cần ngay trước đó hoàn toàn bị lu mờ bỏ quên, hay gán cho là muốn chuộc lỗi , vì dữ kiện thật đâu có qua vừa “lăng kính” mình đeo lên. Vì lúc đó ta gạt hết ra những thông tin tín hiệu đi ngược lại với “tư duy niềm tin” , và chỉ chọn đúng những dữ kiện mà phù hợp với xu thế nhận thức tiêu cực ngay từ ban đầu

Hay một trong những Bias điển hình phổ biến nhất là, Mind Reading. Một khi đeo lên lăng kính “mình không đủ”, thì mọi nỗ lực của mình sẽ bị tiềm thức của bản thân phủ nhận. Thấy ai khoanh tay trong khi mình thuyết trình tự suy diễn rằng họ không thích bài thuyết trình này. Khi thấy bạn mình im lặng trong buổi tối thì suy diễn họ không muốn ở cùng mình..,  một cách cảm tính cho rằng mình biết những gì người kia nghĩ , nhưng thật sự có rất nhiều khả năng nó không hề như mình suy diễn

Bạn có thể phản biện rằng mình rất “nhạy cảm” trong giao tiếp và đọc nhiều cuốn self-help chỉ cách “đọc vị” được ngôn ngữ cơ thể để đoán ra suy nghĩ cảm giác của nhừng người xung quanh. Sự thật là trong từng giây , não bộ liên tục đón nhận vô số tín hiệu thông tin, đặc biệt khi tương tác với những người xung quanh. Vùng vô thức thu gom gần như tất cả , nhưng vùng nhận thức của não chỉ có khả năng xử lý 10% đống thông tin đó. Thế là tất cả thông tin đó tự động được lọc qua dưới cái “lăng kính“ mình đang đeo, chỉ chọn đúng những thông tin tín hiệu củng cố cho “mình không đủ” và khuếch đại lên. Bỏ đi những tín hiệu nói lên điều ngược lại

Tâm trí mình khi đó sẽ hình thành nên những dòng suy nghĩ thái quá củng cố cho cái “lăng kính” lệch trục xa với thực tế kia. Những dòng suy nghĩ phi logic đó dẫn đến – cảm xúc tiêu cực kéo dài – rồi dẫn đến tạo nên những cơ chế hành vi không lành mạnh để ứng phó với cảm xúc đó.   

Nếu là tư duy” mình không đủ” thì những dòng suy nghĩ độc thoại đem lại cảm giác hụt hẫng, nghi ngờ bản thân. Khi đó thường sẽ tạo nên hành vi ứng phó là lao đầu vào công việc ngày đêm bất chấp cuộc sống gia đình và sức khỏe bản thân hiện như thế nào – chỉ với mong muốn thỏa lấp để thấy bản thân mình xứng đáng. Hoặc có thể luôn mưu cầu sự công nhận và trấn an bên ngoài , dựa vào khen chê của người khác hy vọng giảm bớt ngờ vực bản thân. Nhưng đem hạnh phúc chính mình đi đặt cược vào sự khen chê , sống dựa trên đánh giá của người ngoài, thì bạn biết nó dễ sụp thế nào rồi


Bản thân khi đánh đồng với dòng suy nghĩ , với những suy diễn , sẽ khiến mình sống lệch với những gì thực sự diễn ra, tự khiến mình tự khổ hơn.

Một phần vì tâm trí mình thường không biết phân tách rạch ròi , một cách vô thức xem những suy diễn tiêu cực “ mình không đủ ” cùng trọng lượng với những quan sát thực tế ,như “ xe này màu đen” hay “nãy trời đổ mưa” ..Từ đó lầm tưởng xem những tạp niệm đó như là sự thật.

Chính sự ngộ nhận này làm bản thân tự đeo lăng kính “ mình không đủ” ra ngoài cuộc sống

Nên hãy thử thay đổi cách mình nhìn nhận về dòng suy nghĩ. Nó không phải là cuộc sống bạn , nó không phải là bạn. Suy nghĩ chỉ đơn giản , là suy nghĩ.

Hãy đối chứng với những dữ kiện , nhận chân đúng với bản chất vấn đề . Mình cũng không nên lạc quan quá thái mà tự bịa đặt suy nghĩ, tự bịt mắt lừa dối bản thân. Không nên vội cho rằng những giả định này là đúng cũng như hấp tấp bác bỏ nó, mà dựa trên dữ kiện sẵn có chất vấn nó như một nhà khoa học. Nếu những lo lắng về rủi ro tài chính khi bạn chuẩn bị nhảy công ty có tính xác thực, nó là dữ kiện quan trọng mà bạn muốn biết để kịp vạch ra kế hoạch tiết kiệm phù hợp từ trước.

3. Thường xuyên rơi vào tình trạng trầm ngâm với suy nghĩ buồn và lo âu? ngay cả khi bản thân trong giai đoạn không quá nhiều thử thách ?

Đó cũng là cơ chế tiến hóa của chọn-lọc-tự-nhiên, khi bằng cách nghĩ về quá khứ giúp nhớ thức ăn nào ăn được , ưu tư lo trong tương lai làm cách nào chiếm cảm tình quần thể mình đang sống… – Cơ chế trầm nghâm suy tư giúp loài người dự đoán rủi ro ,nghĩ về các tương tác với các cá thể khác trong quá khứ – tương lai và làm cách nào nâng cao vị trí trong quần thể.  Vì bản thân loài người vốn dĩ là động vật xã hội, yếu tố cộng đồng tương tác giúp nhau mang một yếu tố sống còn.

Đây là năng lực tuyệt vời mà chỉ những cá thể thông minh tồn tại được và truyền đến gene cho con cháu ngày nay. Nhưng đi kèm với nó là mặt trái khiến bản thân khổ tâm, đặc biệt trong môi trường xã hội phát triển ngày nay.

Nó khiến chúng ta trở thành loài linh trưởng thông minh nhưng không hạnh phúc – vì tiến hóa không ưu tiên điều đó.

Khi tâm trí đi lang thang , nó cũng đi kèm với hàng loạt những suy đoán , độc thoại tiêu cực, vô vàn cách đánh lừa khiến bản thân không nhìn nhận sự việc đúng đắn.

Tâm trí thường đánh lừa khiến ta lầm tưởng rằng , nếu có một điều gì đó để lo , để băn khoăn thì mình sẽ luôn để ý đến nó , thì điều đó  sẽ không thể gây bất ngờ về sau . Ngay cả khi điều mà mình lo xác xuất xảy ra rất ít hay thậm chí hoàn toàn vô căn cứ ngay từ ban đầu nếu mình chịu đối diện và chất vấn nó .

  Đó chính là cách nỗi lo chi phối kiểm soát mình ! Nó lừa bản thân sẽ cảm thấy an toàn khi gồng mình lo phát ốm về bất kỳ một vấn đề mơ hồ mà ít có nguy cơ xảy ra. Và vì nó không xảy ra ra nên bản thân lại càng có lý do đánh đồng lo lắng với sự an toàn – và cứ thế không hồi kết… Nó khiến mình dồn năng lượng và tập trung vào một thứ bên ngoài khả năng kiểm soát của bản thân – Thay vì dùng nó để đổi góc nhìn bên trong và thực hiện hành vi giúp mình tiến về phía trước.

Khi mình đồng nhất với những suy nghĩ lo âu đó , mình lại tặng kèm thêm những suy nghĩ đánh giá chỉ trích chính “bản thân” theo sau,  nào là “vì sao “mình” lại nghĩ như vậy ?” “tại sao hay cứ hay lo lắng như vậy ” , và cảm giác tội lỗi cứ thế lại càng khiến mình thêm lo âu phiền muộn, cuốn vào vòng xoáy lẩn quẩn không hồi kết.

Với những người xem suy nghĩ , đơn thuần chỉ là ý tưởng – khi tạp niệm trồi lên thì họ cũng chấp nhận nó xuất hiện , nhưng đáp lại kiểu “ ờ kỳ ghê ” rồi tự phủi làm tiếp việc khác hoặc tự chất vấn nó có thật hay không.

—Chính việc không đồng nhất  giúp cho họ không đặt quá nặng những dòng suy nghĩ đánh giá nghi ngờ bản thân tiêu cực kia  , mà thay vào đó là chất vấn đánh giá lại chính những dòng suy nghĩ đó – xem nó có hợp lý từ đầu không

Suy cho cùng ,  suy nghĩ  là những gì mà tâm trí bản thân mình làm – tốt hay xấu –  bản chất chỉ là dòng suy nghĩ , chỉ đơn giản hiện lên thoáng qua, nhất thời trong tâm thức rồi biến mất

 Nhưng việc xem nó là “mình” một cách vô thức, không cho nó một khoảng không để mình có thể tự  tách bạch xem xét chất vấn nó một cách sáng suốt, thì bản thân đang tự đeo một lăng kính méo và nhìn cuộc sống lệch xa với hiện thực.   

Vài thống kê nêu ra, sẽ khoảng từ 6300 suy nghĩ mà mình ý thức được trồi lên mỗi ngày, gần 60% trong đó là những phê bình tự đánh giá bản thân và suy nghĩ hướng không tích cực [ 1 ]

Vậy bạn có đang nhìn nhận sự thật một cách như nhà khoa học, tách bạch dòng suy nghĩ và đối chứng thực tế ? hay vô thức để dòng suy nghĩ chiếm trọn , tin bất chấp và để nó dẫn dắt ?